Bài thi lý thuyết hạng F bao gồm 45 câu hỏi trắc nghiệm được chọn ngẫu nhiên từ bộ đề 600 câu hỏi do Bộ Giao thông Vận tải ban hành. Các câu hỏi thuộc các chủ đề như quy tắc giao thông, nghiệp vụ vận tải, đạo đức người lái xe, kỹ thuật lái xe, và cấu tạo, sửa chữa xe. Để vượt qua phần thi này, học viên phải trả lời đúng ít nhất 41/45 câu hỏi trong thời gian quy định là 26 phút.
Họ và tên:
Hạng F - Đề Ngẫu nhiên
Câu hỏi 1:
Khái niệm "phương tiện giao thông cơ giới đường bộ" được hiểu thế nào là đúng?
1. Gồm xe ô tô; máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy; xe cơ giới dùng cho người khuyết tật và xe máy chuyên dùng. 2. Gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Câu hỏi 2:
Ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, đường cao tốc, đường hẹp, đường dốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có được quay đầu xe hay không?
1. Được phép. 2. Không được phép. 3. Tùy từng trường hợp.
Câu hỏi 3:
Người đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì được điều khiển xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2)?
1. 19 tuổi. 2. 21 tuổi. 3. 20 tuổi.
Câu hỏi 4:
Người đủ 16 tuổi được điều khiển các loại xe nào dưới đây?
1. Xe mô tô 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên. 2. Xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3. 3. Xe ô tô tải dưới 3.500 kg; xe chở người đến 9 chỗ ngồi. 4. Tất cả các ý nêu trên.
Câu hỏi 5:
Khi tập lái xe ô tô, người tập lái xe phải thực hiện các điều kiện gì dưới đây?
1. Phải thực hành lái xe trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái. 2. Phải mang theo phù hiệu "học viên tập lái xe". 3. Phải mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực, Giấy phép vận chuyển (nếu loại xe đó cần phải có). 4. Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 6:
Người ngồi trên xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách khi nào?
1. Khi tham gia giao thông đường bộ. 2. Chỉ khi đi trên đường chuyên dùng; đường cao tốc. 3. Khi tham gia giao thông trên đường tỉnh lộ hoặc quốc lộ.
Câu hỏi 7:
Trên đường cao tốc, người lái xe xử lý như thế nào khi đã vượt quá lối ra của đường định rẽ?
1. Quay xe, chạy trên lề đường bên phải và rẽ khỏi đường cao tốc. 2. Lùi xe sát lề đường bên phải và rẽ khỏi đường cao tốc. 3. Tiếp tục chạy đến lối ra tiếp theo.
Câu hỏi 8:
Trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư, đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có một làn xe cơ giới (trừ đường cao tốc), loại xe nào dưới đây được tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là 80 km/h?
1. Ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, xe gắn máy. 2. Ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ ô tô buýt), ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn. 3. Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ ô tô buýt), ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn.
Câu hỏi 9:
Trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư, đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có một làn xe cơ giới (trừ đường cao tốc), loại xe nào dưới đây được tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là 70 km/h?
1. Ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, xe gắn máy. 2. Ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ ô tô buýt), ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc). 3. Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ ô tô buýt), ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn.
Câu hỏi 10:
Trên đường bộ, người lái xe ô tô có được phép dừng xe, đỗ xe song song với một xe khác đang dừng, đỗ hay không?
1. Được phép. 2. Không được phép. 3. Chỉ được phép dừng, đỗ khi đường vắng.
Câu hỏi 11:
Thời gian làm việc trong một ngày của người lái xe ô tô không được vượt quá bao nhiêu giờ trong trường hợp dưới đây?
1. Không quá 8 giờ. 2. Không quá 10 giờ. 3. Không quá 12 giờ. 4. Không hạn chế tùy thuộc vào sức khỏe và khả năng của người lái xe.
Câu hỏi 12:
Người lái xe khách phải chấp hành những quy định nào dưới đây?
1. Đón, trả khách đúng nơi quy định, không trở hành khách trên mui, trong khoang hành lý hoặc để hành khách đu bám bên ngoài xe. 2. Không chở hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách. 3. Chở hành khách trên mui; để hàng hóa trong khoang chở khách, chở quá số người theo quy định. 4. Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 13:
Người thuê vận tải hàng hóa có các quyền hạn gì dưới đây?
1. Từ chối xếp hàng lên phương tiện mà phương tiện đó không đúng thỏa thuận trong hợp đồng; yêu cầu người kinh doanh vận tải giao hàng đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng; yêu cầu người kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. 2. Từ chối xếp hàng hóa lên phương tiện khi thấy phương tiện đó không phù hợp với yêu cầu; yêu cầu người kinh doanh vận tải giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng; yêu cầu người kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại khi người kinh doanh vận tải gây thiệt hại.
Câu hỏi 14:
Người thuê vận tải hàng hóa có các nghĩa vụ gì dưới đây?
1. Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ hợp pháp về hàng hóa trước khi giao hàng hóa cho người kinh doanh vận tải; đóng gói hàng hóa đúng quy cách, ghi ký hiệu, mã hiệu hàng hóa đầy đủ, rõ ràng; giao hàng hóa cho người kinh doanh vận tải đúng thời gian, địa điểm và nội dung khác ghi trong giấy gửi hàng. 2. Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ hợp pháp về phương tiện vận chuyển hàng hóa và giao cho người lái xe; xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển đảm bảo an toàn; giao hàng hóa cho người nhận hàng đúng thời gian, địa điểm. 3. Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 15:
Người lái xe kinh doanh vận tải cần thực hiện những công việc gì ghi ở dưới đây để thường xuyên rèn luyện nâng cao đạo đức nghề nghiệp?
1. Phải yêu quý xe, quản lý và sử dụng xe tốt; bảo dưỡng xe đúng định kỳ; thực hành tiết kiệm vật tư, nhiên liệu; luôn tu dưỡng bản thân, có lối sống lành mạnh, tác phong làm việc công nghiệp. 2. Nắm vững các quy định của pháp luật, tự giác chấp hành pháp luật, lái xe an toàn; coi hành khách như người thân, là đối tác tin cậy; có ý thức tổ chức kỷ luật và xây dựng doanh nghiệp vững mạnh; có tinh thần hơp tác, tương trợ, giúp đỡ đồng nghiệp. 3. Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 16:
Hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm hoặc khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông có bị nghiêm cấm hay không?
1. Không bị nghiêm cấm. 2. Nghiêm cấm tùy từng trường hợp cụ thể. 3. Bị nghiêm cấm.
Câu hỏi 17:
Trên đường đang xảy ra ùn tắc những hành vi nào sau đây là thiếu văn hóa khi tham gia giao thông?
1. Bấm còi liên tục thúc giục các phương tiện phía trước nhường đường. 2. Đi lên vỉa hè, tận dụng mọi khoảng trống để nhanh chóng thoát khỏi nơi ùn tắc. 3. Lấn sang trái đường cố gắng vượt lên xe khác. 4. Tất cả các ý nêu trên.
Câu hỏi 18:
Khi đèn pha của xe đi ngược chiều gây chói mắt, làm giảm khả năng quan sát trên đường, người lái xe xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn?
1. Giảm tốc độ, nếu cần thiết có thể dừng xe lại. 2. Bật đèn pha chiếu xa và giữ nguyên tốc độ. 3. Tăng tốc độ, bật đèn pha đối diện xe phía trước.
Câu hỏi 19:
Khi điều khiển xe ô tô ra khỏi đường cao tốc người lái xe cần thực hiện như thế nào dưới đây để đảm bảo an toàn giao thông?
1. Quan sát phía trước để tìm biển báo chỉ dẫn "Lối ra đường cao tốc", kiểm tra tình trạng giao thông phía sau và bên phải, nếu đảm bảo điều kiện an toàn thì phát tín hiệu và điều khiển xe chuyển dần sang làn đường giảm tốc và ra khỏi đường cao tốc. 2. Quan sát phía trước để tìm biển báo chỉ dẫn "Lối ra đường cao tốc", trường hợp vượt qua "Lối ra đường cao tốc" thì phát tín hiệu, di chuyển sang làn đường giảm tốc và lùi xe quay trở lại.
Câu hỏi 20:
Trong trường hợp bất khả kháng, khi dừng xe, đỗ xe trên làn dừng khẩn cấp của đường cao tốc người lái xe phải xử lý như thế nào dưới đây là đúng quy tắc giao thông?
1. Bật đèn cảnh báo sự cố, di chuyển phương tiện đến vị trí sát lề đường. 2. Sử dụng các thiết bị cảnh báo như chóp nón, biển báo, đèn chớp... đặt phía sau xe để cảnh báo các phương tiện khác. 3. Gọi số điện thoại khẩn cấp của đường cao tốc để được hỗ trợ nếu xe gặp sự cố, tai nạn hoặc các trường hợp khẩn cấp không thể di chuyển bình thường. 4. Tất cả các ý nêu trên.
Câu hỏi 21:
Chủ phương tiện cơ giới đường bộ có được tự ý thay đổi màu sơn, nhãn hiệu hoặc các đặc tính kỹ thuật của phương tiện so với chứng nhận đăng ký xe hay không?
1. Được phép thay đổi bằng cách dán đề can với màu sắc phù hợp. 2. Không được phép thay đổi. 3. Tùy từng loại phương tiện cơ giới đường bộ.
Câu hỏi 22:
Xe ô tô tham gia giao thông trên đường bộ phải có đủ các loại đèn gì dưới đây?
1. Đèn chiếu sáng gần và xa. 2. Đèn soi biển số, đèn báo hãm và đèn tín hiệu. 3. Dàn đèn pha trên nóc xe. 4. Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 23:
Trong các nguyên nhân nêu dưới đây, nguyên nhân nào làm động cơ diesel không nổ?
1. Hết nhiên liệu, lõi lọc nhiên liệu bị tắc, lọc khí bị tắc, nhiên liệu lẫn không khí, tạp chất. 2. Hết nhiên liệu, lõi lọc nhiên liệu bị tắc, lọc khí bị tắc, nhiên liệu lẫn không khí, không có tia lửa điện. 3. Hết nhiên liệu, lõi lọc nhiên liệu bị tắc, lọc khí bị tắc, nhiên liệu lẫn không khí và nước, không có tia lửa điện.
Câu hỏi 24:
Công dụng của hệ thống bôi trơn đối với động cơ ô tô?
1. Cung cấp một lượng dầu bôi trơn đủ và sạch dưới áp suất nhất định đi bôi trơn cho các chi tiết của động cơ để giảm ma sát, giảm mài mòn, làm kín, làm sạch, làm mát và chống gỉ. 2. Cung cấp một lượng nhiên liệu đầy đủ và sạch để cho động cơ ô tô hoạt động. 3. Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 25:
Đèn phanh trên xe mô tô có tác dụng gì dưới đây?
1. Có tác dụng cảnh báo cho các xe phía sau biết xe đang giảm tốc để chủ động tránh hoặc giảm tốc để tránh va chạm. 2. Có tác dụng định vị vào ban đêm với các xe từ phía sau tới để tránh va chạm. 3. Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 26:
Biển nào xe mô tô hai bánh được đi vào?
1. Biển 1 và 2. 2. Biển 1 và 3. 3. Biển 2 và 3.
Câu hỏi 27:
Biển nào xe mô tô hai bánh không được đi vào?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Biển 3.
Câu hỏi 28:
Biển nào báo hiệu hạn chế tốc độ của phương tiện không vượt quá trị số ghi trên biển?
1. Biển 1. 2. Biển 2.
Câu hỏi 29:
Biển nào sau đây là biển "Kè, vực sâu bên đường phía bên phải"?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Biển 3.
Câu hỏi 30:
Biển nào sau đây báo trước gần tới đoạn đường đang tiến hành thi công?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Biển 3. 4. Không biển nào.
Câu hỏi 31:
Gặp biển báo này người lái xe phải xử lý thế nào?
1. Đi chậm, quan sát và dừng lại nếu gặp gia súc trên đường. 2. Bấm còi to để gia súc tránh đường và nhanh chóng di chuyển qua đoạn đường có gia súc.
Câu hỏi 32:
Biển nào báo hiệu "Đường một chiều"?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Cả hai biển.
Câu hỏi 33:
Biển nào chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng cầu vượt qua đường?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Cả hai biển. 4. Không biển nào.
Câu hỏi 34:
Biển nào dưới đây chỉ dẫn địa giới hành chính giữa các thành phố, tỉnh, huyện?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Biển 3.
Câu hỏi 35:
Vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường nào dưới đây cho phép xe chỉ được đi thẳng và rẽ phải?
1. Vạch 1. 2. Vạch 2 và 3. 3. Vạch 3. 4. Vạch 1 và 2.
Câu hỏi 36:
Vạch kẻ đường nào dưới đây là vạch phân chia các làn xe cùng chiều?
1. Vạch 1. 2. Vạch 2. 3. Vạch 3. 4. Vạch 1 và 2.
Câu hỏi 37:
Khi gặp vạch kẻ đường nào các xe được phép đè vạch?
1. Vạch 1. 2. Vạch 2. 3. Vạch 3. 4. Vạch 1 và vạch 3.
Câu hỏi 38:
Xe nào được quyền đi trước trong trường hợp này?
1. Mô tô. 2. Xe cứu thương.
Câu hỏi 39:
Xe nào đi trước là đúng quy tắc giao thông?
1. Xe của bạn. 2. Xe tải.
Câu hỏi 40:
Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1. Xe con và xe tải, xe của bạn. 2. Xe của bạn, xe tải, xe con. 3. Xe của bạn và xe con, xe tải. 4. Xe của bạn, xe tải + xe con.
Câu hỏi 41:
Người lái xe có được phép vượt xe tải để đi thẳng trong trường hợp này không?
1. Được vượt. 2. Cấm vượt.
Câu hỏi 42:
Bạn xử lý như thế nào trong trường hợp này?
1. Tăng tốc độ, rẽ phải trước xe tải và xe đạp. 2. Giảm tốc độ, rẽ phải sau xe tải và xe đạp. 3. Tăng tốc độ, rẽ phải trước xe đạp.
Câu hỏi 43:
Phía trước có một xe màu xanh đang vượt xe màu vàng trên làn đường của bạn, bạn xử lý như thế nào trong trường hợp này?
1. Phanh xe giảm tốc độ và đi sát lề đường bên phải. 2. Bấm còi, nháy đèn báo hiệu, giữ nguyên tốc độ và đi tiếp. 3. Phanh xe giảm tốc độ và đi sát vào lề đường bên trái.
Câu hỏi 44:
Xe tải phía trước có tín hiệu xin chuyển làn đường, bạn xử lý như thế nào trong trường hợp này?
1. Bật tín hiệu xin chuyển làn đường sang trái để vượt xe tải. 2. Phanh xe giảm tốc độ chờ xe tải phía trước chuyển làn đường. 3. Bấm còi báo hiệu và vượt qua xe tải trên làn đường của mình.
Câu hỏi 45:
Trong tình huống dưới đây, xe con màu đỏ nhập làn đường cao tốc theo hướng mũi tên là đúng hay sai?
1. Đúng. 2. Sai.
Bài thi lý thuyết lái xe hạng F bao gồm 45 câu hỏi trắc nghiệm, được phân bổ như sau:
Chương |
Nội dung | Thư viện (câu) | ĐỀ THI (câu) | |
---|---|---|---|---|
1 | Khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ | Khái niệm | 166 | 1 |
Quy tắc | 7 | |||
Tốc độ, khoảng cách | 1 | |||
2 | Nghiệp vụ vận tải | 26 | 1 | |
3 | Văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe | 21 | 1 | |
4 | Kỹ thuật lái xe | 56 | 2 | |
5 | Cấu tạo và sửa chữa | 35 | 1 | |
6 | Biển báo hiệu đường bộ | 182 | 16 | |
7 | Giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông | 114 | 14 | |
8 | Câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng (điểm liệt) | 1 | ||
Tổng | 600 | 45 |
Bạn muốn thi đề khác?
Bạn chắc chắn muốn kết thúc và nộp bài thi?
Hết thời gian làm bài !!!
– Nhấn phím số (1,2,3,4) để chọn đáp án hoặc bỏ chọn
– Nhấn phím mũi tên ( ) để chuyển câu hỏi
– Chọn trực tiếp vào đáp án ở phía dưới câu hỏi
– Bấm nút "Câu trước", "Câu sau" hoặc bấm trực tiếp vào Số của câu hỏi để chuyển câu hỏi
– Nhấn nút KẾT THÚC, chọn OK để kết thúc bài thi và chờ hệ thống chấm điểm
Lần lượt làm từng đề cố định một, chắc đề số 01 thì mới qua đề số 02,…
Với mỗi đề thi, bạn làm đi làm lại nhiều lần và xem lại các câu sai khi kết thúc bài thi.
Xoá kết quả ôn luyện lý thuyết sẽ xoá toàn bộ lịch sử và quá trình ôn tập lý thuyết.
Bạn muốn xoá chứ?