Bài thi lý thuyết hạng E bao gồm 45 câu hỏi trắc nghiệm được chọn ngẫu nhiên từ bộ đề 600 câu hỏi do Bộ Giao thông Vận tải ban hành. Các câu hỏi thuộc các chủ đề như quy tắc giao thông, nghiệp vụ vận tải, đạo đức người lái xe, kỹ thuật lái xe, và cấu tạo, sửa chữa xe. Để vượt qua phần thi này, học viên phải trả lời đúng ít nhất 41/45 câu hỏi trong thời gian quy định là 26 phút.
Họ và tên:
Hạng E - Đề Ngẫu nhiên
Câu hỏi 1:
Hành vi giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông có được phép hay không?
1. Chỉ được thực hiện nếu đã hướng dẫn đầy đủ. 2. Không được phép. 3. Được phép tùy từng trường hợp. 4. Chỉ được phép thực hiện với thành viên trong gia đình.
Câu hỏi 2:
Phương tiện giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi như thế nào?
1. Đi về phía bên trái. 2. Đi về phía bên phải. 3. Đi ở giữa.
Câu hỏi 3:
Ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, đường cao tốc, đường hẹp, đường dốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có được quay đầu xe hay không?
1. Được phép. 2. Không được phép. 3. Tùy từng trường hợp.
Câu hỏi 4:
Người có Giấy phép lái xe mô tô hạng A1 không được phép điều khiển loại xe nào dưới đây?
1. Xe mô tô có dung tích xi-lanh 125 cm3. 2. Xe mô tô có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên. 3. Xe mô tô có dung tích xi-lanh 100 cm3.
Câu hỏi 5:
Khi điều khiển xe chạy trên đường, người lái xe phải mang theo các loại giấy tờ gì?
1. Giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo của hạng xe đang điều khiển, đăng ký xe, giấy phép lưu hành xe. 2. Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đó; lệnh vận chuyển, đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới sau khi cải tạo; giấy phép vận chuyển (nếu loại xe đó cần phải có). 3. Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đó , đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy phép vận chuyển (nếu loại xe đó cần phải có), các giấy tờ phải còn giá trị sử dụng.
Câu hỏi 6:
Những trường hợp nào ghi ở dưới đây không được đi vào đường cao tốc trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc quản lý, bảo trì đường cao tốc?
1. Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h. 2. Xe mô tô và xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế lớn hơn 70km/h. 3. Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy và xe ô tô.
Câu hỏi 7:
Đường bộ trong khu vực đông dân cư gồm những đoạn đường nào dưới đây?
1. Là đoạn đường nằm trong khu công nghiệp có đông người và phương tiện tham gia giao thông và được xác định cụ thể bằng biển chỉ dẫn địa giới. 2. Là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, nội thị trấn và những đoạn đường có đông dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn giao thông; được xác định bằng biển báo hiệu là đường khu đông dân cư. 3. Là đoạn đường bộ nằm ngoài khu vực nội thành phố, nội thị xã có đông người và phương tiện tham gia giao thông và được xác định cụ thể bằng biển chỉ dẫn địa giới.
Câu hỏi 8:
Trên đường bộ (trừ đường cao tốc) ngoài khu vực đông dân cư, đường đôi có dải phân cách giữa, loại xe nào dưới đây được tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là 90 km/h?
1. Ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ ô tô buýt), ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn. 2. Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ ô tô buýt), ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn. 3. Ô tô buýt, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc, ô tô chuyên dùng, xe mô tô.
Câu hỏi 9:
Trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư, đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có một làn xe cơ giới (trừ đường cao tốc), loại xe nào dưới đây được tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là 80 km/h?
1. Ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, xe gắn máy. 2. Ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ ô tô buýt), ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn. 3. Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ ô tô buýt), ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn.
Câu hỏi 10:
Người nhận hàng có các nghĩa vụ gì dưới đây?
1. Nhận hàng hóa đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận. 2. Xuất trình giấy vận chuyển và giấy tờ tùy thân cho người kinh doanh vận tải trước khi nhận hàng hóa; thanh toán chi phí phát sinh do nhận hàng chậm. 3. Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 11:
Khi sơ cứu người bị tai nạn giao thông đường bộ, có vết thương chảy máu ngoài, màu đỏ tươi phun thành tia và phun mạnh khi mạch đập, bạn phải làm gì dưới đây?
1. Thực hiện cầm máu trực tiếp. 2. Thực hiện cầm máu không trực tiếp (chặn động mạch).
Câu hỏi 12:
Người có văn hóa giao thông khi điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải đảm bảo các điều kiện gì dưới đây?
1. Có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển; xe cơ giới đảm bảo các quy định về chất ượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. 2. Có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực; nộp phí sử dụng đường bộ theo quy định. 3. Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 13:
Khi điều khiển ô tô lên dốc cao, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào?
1. Tăng lên số cao từ chân dốc, điều chỉnh ga cho xe nhanh lên dốc; đến gần đỉnh dốc phải tăng ga để xe nhanh chóng qua dốc; về số thấp, đi sát về phía bên phải đường, có tín hiệu (còi, đèn) để báo cho người lái xe đi ngược chiều biết. 2. Về số thấp từ chân dốc, điều chỉnh ga cho xe từ từ lên dốc; đến gần đỉnh dốc phải đi chậm, đi sát về phía bên phải đường, có tín hiệu (còi, đèn) để báo cho người lái xe đi ngược chiều biết.
Câu hỏi 14:
Khi điều khiển xe sử dụng hộp số cơ khí vượt qua rãnh lớn cắt ngang mặt đường, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào để đảm bảo an toàn?
1. Gài số một (1) và từ từ cho hai bánh xe trước xuống rãnh, tăng ga cho hai bánh xe trước vượt lên khỏi rãnh, tăng số, tăng tốc độ để bánh xe sau vượt qua rãnh. 2. Tăng ga, tăng số để hai bánh xe trước và bánh xe sau vượt qua khỏi rãnh và chạy bình thường. 3. Gài số một (1) và từ từ cho hai bánh xe trước xuống rãnh, tăng ga cho hai bánh xe trước vượt lên khỏi rãnh, tiếp tục để bánh xe sau từ từ xuống rãnh rồi tăng dần ga cho xe ô tô lên khỏi rãnh.
Câu hỏi 15:
Khi động cơ ô tô đã khởi động, bảng đồng hồ xuất hiện ký hiệu như hình vẽ dưới đây, báo hiệu tình trạng như thế nào của xe ô tô?
1. Phanh tay đang hãm hoặc thiếu dầu phanh. 2. Nhiệt độ nước làm mát quá mức cho phép. 3. Cửa xe đang mở.
Câu hỏi 16:
Khi lái xe ô tô qua đường sắt không có rào chắn, không có người điều khiển giao thông, người lái xe thực hiện thao tác: tạm dừng xe tại vị trí cách đường sắt tối thiểu 5 mét, hạ kính cửa, tắt các thiết bị âm thanh trên xe, quan sát và nếu không có tàu chạy qua thì về số thấp, tăng ga nhẹ để tránh động cơ chết máy cho xe vượt qua để đảm bảo an toàn là đúng hay không?
1. Không đúng. 2. Đúng. 3. Không cần thiết, vì nếu nhìn thấy tàu còn cách xa, người lái xe có thể tăng số cao, tăng ga để cho xe nhanh chóng vượt qua đường sắt.
Câu hỏi 17:
Khi đèn pha của xe đi ngược chiều gây chói mắt, làm giảm khả năng quan sát trên đường, người lái xe xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn?
1. Giảm tốc độ, nếu cần thiết có thể dừng xe lại. 2. Bật đèn pha chiếu xa và giữ nguyên tốc độ. 3. Tăng tốc độ, bật đèn pha đối diện xe phía trước.
Câu hỏi 18:
Khi điều khiển ô tô xuống đường dốc dài, độ dốc cao, người lái xe số tự động cần thực hiện các thao tác nào dưới đây để đảm bảo an toàn?
1. Nhả bàn đạp ga, về số thấp (sử dụng số L hoặc 1, 2), đạp phanh chân với mức độ phù hợp để giảm tốc độ. 2. Nhả bàn đạp ga, về số không (N) đạp phanh chân và kéo phanh tay để giảm tốc độ.
Câu hỏi 19:
Tay ga trên xe mô tô hai bánh có tác dụng gì trong các trường hợp dưới đây?
1. Để điều khiển xe chạy về phía trước. 2. Để điều tiết công suất động cơ qua đó điều khiển tốc độ của xe. 3. Để điều khiển xe chạy lùi. 4. Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 20:
Chủ phương tiện cơ giới đường bộ có được tự ý thay đổi màu sơn, nhãn hiệu hoặc các đặc tính kỹ thuật của phương tiện so với chứng nhận đăng ký xe hay không?
1. Được phép thay đổi bằng cách dán đề can với màu sắc phù hợp. 2. Không được phép thay đổi. 3. Tùy từng loại phương tiện cơ giới đường bộ.
Câu hỏi 21:
Xe mô tô và xe ô tô tham gia giao thông trên đường bộ phải bắt buộc có đủ bộ phận giảm thanh không?
1. Không bắt buộc. 2. Bắt buộc. 3. Tùy từng trường hợp.
Câu hỏi 22:
Bánh xe lắp cho xe ô tô phải đảm bảo an toàn kỹ thuật như thế nào dưới đây?
1. Đủ số lượng, đủ áp suất, đúng cỡ lốp của nhà sản xuất hoặc tài liệu kỹ thuật quy định; lốp bánh dẫn hướng hai bên cùng kiểu hoa lốp, chiều cao hoa lốp đồng đều; không sử dụng lốp đắp; lốp không mòn đến dấu chỉ báo độ mòn của nhà sản xuất, không nứt, vỡ, phồng rộp làm hở lớp sợi mành. 2. Vành, đĩa vành đúng kiểu loại, không rạn, nứt, cong vênh; bánh xe quay trơn, không bị bó kẹt hoặc cọ sát vào phần khác; moay ơ không bị rơ; lắp đặt chắc chắn, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng. 3. Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 23:
Hãy nêu công dụng hộp số của xe ô tô?
1. Truyền và tăng mô men xoắn giữa các trục vuông góc nhau, đảm bảo cho các bánh xe chủ động quay với tốc độ khác nhau khi sức cản chuyển động ở bánh xe hai bên không bằng nhau. 2. Truyền và thay đổi mô men xoắn giữa các trục không cùng nằm trên một đường thẳng và góc lệch trục luôn thay đổi trong quá trình ô tô chuyển động, chuyển số êm dịu, dễ điều khiển. 3. Truyền và thay đổi mô men từ động cơ đến bánh xe chủ động, cắt truyền động từ động cơ đến bánh xe chủ động, đảm bảo cho xe ô tô chuyển động lùi.
Câu hỏi 24:
Máy phát điện được trang bị trên xe ô tô có tác dụng gì dưới đây?
1. Để phát điện năng cung cấp cho các phụ tải làm việc và nạp điện cho ắc quy. 2. Ổn định chuyển động của xe ô tô khi đi vào đường vòng. 3. Hỗ trợ người lái xe khởi hành ngang dốc. 4. Để tích trữ điện năng và cung cấp điện cho các phụ tải làm việc.
Câu hỏi 26:
Biển nào báo hiệu cấm xe mô tô ba bánh đi vào?
1. Biển 1 và 2. 2. Biển 1 và 3. 3. Biển 2 và 3.
Câu hỏi 27:
Biển nào xe được phép quay đầu nhưng không được rẽ trái?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Cả hai biển.
Câu hỏi 29:
Các biển này có ý nghĩa gì?
1. Nơi đường sắt giao nhau với đường bộ. 2. Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ. 3. Để báo trước sắp đến vị trí đường sắt giao không vuông góc với đường bộ, không có người gác và không có rào chắn.
Câu hỏi 30:
Biển nào báo hiệu "Giao nhau với đường ưu tiên"?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Biển 3. 4. Cả ba biển.
Câu hỏi 31:
Biển nào dưới đây là biển "Cầu hẹp"?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Biển 3.
Câu hỏi 32:
Biển nào dưới đây là biển "Cầu quay - cầu cất"?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Biển 3.
Câu hỏi 33:
Biển báo này có ý nghĩa gì?
1. Báo trước đoạn đường có gió ngang. 2. Báo trước đoạn đường trơn trượt. 3. Báo trước sắp đến bến phà.
Câu hỏi 34:
Các biển báo này có ý nghĩa gì?
1. Để báo trước gần tới đoạn đường có hiện tượng đất đá từ trên ta luy dương sụt lở bất ngờ gây nguy hiểm cho xe cộ và người đi đường. 2. Để báo trước nơi có kết cấu mặt đường rời rạc, khi phương tiện đi qua, làm cho các viên đá, sỏi văng lên gây nguy hiểm và mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. 3. Để cảnh báo những đoạn nền đường yếu, đoạn đường đang theo dõi lún mà việc vận hành xe ở tốc độ cao có thể gây nguy hiểm.
Câu hỏi 35:
Biển nào báo hiệu "Hướng đi thẳng phải theo"?
1. Biển 1. 2. Biển 2.
Câu hỏi 36:
Trên đường cao tốc, gặp biển nào người lái xe phải chú ý đổi hướng đi khi sắp vào đường cong nguy hiểm?
1. Biển 1 và 2. 2. Biển 1 và 3. 3. Biển 2. 4. Biển 3.
Câu hỏi 37:
Vạch dưới đây có ý nghĩa gì?
1. Vị trí dừng xe của các phương tiện vận tải hành khách công cộng. 2. Báo cho người điều khiển được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông. 3. Dùng để xác định vị trí giữa các phương tiện trên đường.
Câu hỏi 38:
Xe nào đỗ vi phạm quy tắc giao thông?
1. Chỉ mô tô. 2. Chỉ xe tải. 3. Cả ba xe. 4. Chỉ mô tô và xe tải.
Câu hỏi 39:
Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1. Xe khách và xe tải, xe con. 2. Xe tải, xe khách, xe con. 3. Xe con, xe khách, xe tải.
Câu hỏi 40:
Xe con quay đầu đi ngược lại như hình vẽ dưới có vi phạm quy tắc giao thông không?
1. Không vi phạm. 2. Vi phạm.
Câu hỏi 41:
Trong hình dưới, những xe nào vi phạm quy tắc giao thông?
1. Xe con (B), mô tô (C). 2. Xe con (A), mô tô (C). 3. Xe con (E), mô tô (D). 4. Tất cả các loại xe trên.
Câu hỏi 42:
Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1. Xe con và xe tải, xe của bạn. 2. Xe của bạn, xe tải, xe con. 3. Xe của bạn và xe con, xe tải. 4. Xe của bạn, xe tải + xe con.
Câu hỏi 43:
Xe nào phải nhường đường là đúng quy tắc giao thông?
1. Xe tải. 2. Xe khách. 3. Xe con.
Câu hỏi 44:
Người lái xe dừng tại vị trí nào là đúng quy tắc giao thông?
1. Vị trí A và B. 2. Vị trí A và C. 3. Vị trí B và C. 4. Cả ba vị trí A, B, C.
Câu hỏi 45:
Các xe đi theo thứ tự nào là đúng quy tắc giao thông đường bộ?
1. Xe của bạn, mô tô, xe đạp. 2. Xe mô tô, xe đạp, xe của bạn. 3. Xe đạp, xe mô tô, xe của bạn.
Bài thi lý thuyết lái xe hạng E bao gồm 45 câu hỏi trắc nghiệm, được phân bổ như sau:
Chương |
Nội dung | Thư viện (câu) | ĐỀ THI (câu) | |
---|---|---|---|---|
1 | Khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ | Khái niệm | 166 | 1 |
Quy tắc | 7 | |||
Tốc độ, khoảng cách | 1 | |||
2 | Nghiệp vụ vận tải | 26 | 1 | |
3 | Văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe | 21 | 1 | |
4 | Kỹ thuật lái xe | 56 | 2 | |
5 | Cấu tạo và sửa chữa | 35 | 1 | |
6 | Biển báo hiệu đường bộ | 182 | 16 | |
7 | Giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông | 114 | 14 | |
8 | Câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng (điểm liệt) | 1 | ||
Tổng | 600 | 45 |
Bạn muốn thi đề khác?
Bạn chắc chắn muốn kết thúc và nộp bài thi?
Hết thời gian làm bài !!!
– Nhấn phím số (1,2,3,4) để chọn đáp án hoặc bỏ chọn
– Nhấn phím mũi tên ( ) để chuyển câu hỏi
– Chọn trực tiếp vào đáp án ở phía dưới câu hỏi
– Bấm nút "Câu trước", "Câu sau" hoặc bấm trực tiếp vào Số của câu hỏi để chuyển câu hỏi
– Nhấn nút KẾT THÚC, chọn OK để kết thúc bài thi và chờ hệ thống chấm điểm
Lần lượt làm từng đề cố định một, chắc đề số 01 thì mới qua đề số 02,…
Với mỗi đề thi, bạn làm đi làm lại nhiều lần và xem lại các câu sai khi kết thúc bài thi.
Xoá kết quả ôn luyện lý thuyết sẽ xoá toàn bộ lịch sử và quá trình ôn tập lý thuyết.
Bạn muốn xoá chứ?