Bài thi lý thuyết hạng D bao gồm 45 câu hỏi trắc nghiệm được chọn ngẫu nhiên từ bộ đề 600 câu hỏi do Bộ Giao thông Vận tải ban hành. Các câu hỏi thuộc các chủ đề như quy tắc giao thông, nghiệp vụ vận tải, đạo đức người lái xe, kỹ thuật lái xe, và cấu tạo, sửa chữa xe. Để vượt qua phần thi này, học viên phải trả lời đúng ít nhất 41/45 câu hỏi trong thời gian quy định là 26 phút.
Họ và tên:
Hạng D - Đề Ngẫu nhiên
Câu hỏi 1:
Phần của đường bộ được sử dụng cho các phương tiện giao thông qua lại là gì?
1. Phần mặt đường và lề đường. 2. Phần đường xe chạy. 3. Phần đường xe cơ giới.
Câu hỏi 2:
Khái niệm "Khổ giới hạn của đường bộ" được hiểu như thế nào là đúng?
1. Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao, chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn. 2. Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều rộng của đường, cầu, bến phà, hầm trên đường bộ để các xe kể cả hàng hóa xếp trên xe đi qua được an toàn. 3. Là khoảng trống có kích thước giới hạn về chiều cao của cầu, bến phà, hầm trên đường bộ để các xe đi qua được an toàn.
Câu hỏi 3:
Trong các khái niệm dưới đây, khái niệm "dừng xe" được hiểu như thế nào là đúng?
1. Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian để cho người lên, xuống phương tiện; xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác. 2. Là trạng thái đứng yên tạm thời của phương tiện giao thông trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên, xuống phương tiện; xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác. 3. Là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian giữa 02 lần vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách.
Câu hỏi 4:
Trên đường có nhiều làn đường, khi điều khiển phương tiện ở tốc độ chậm bạn phải đi ở làn đường nào?
1. Đi ở làn bên phải trong cùng. 2. Đi ở làn phía bên trái. 3. Đi ở làn giữa. 4. Đi ở bất cứ làn nào nhưng phải bấm đèn cảnh báo nguy hiểm để báo hiệu cho các phương tiện khác.
Câu hỏi 5:
Người có Giấy phép lái xe hạng B2 được điều khiển loại xe nào dưới đây?
1. Xe ô tô chở người trên 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg. 2. Xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg. 3. Xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải trên 3.500 kg.
Câu hỏi 6:
Xe ô tô kéo xe khác thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1. Được kéo theo một xe ô tô hoặc một xe máy chyên dùng khác khi xe này không tự chạy được và phải đảm bảo an toàn; xe được kéo phải có người điều khiển và hệ thống lái của xe đó phải còn hiệu lực; trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì xe kéo nhau phải nối bằng thanh nối cứng. 2. Được kéo theo một xe ô tô và xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được và phải đảm bảo an toàn; xe được kéo phải có người ngồi trên xe để kịp thời phát tín hiệu các trường hợp mất an toàn. 3. Được kéo theo một xe ô tô và xe máy chuyên dùng khác khi xe này không tự chạy được và hệ thống phanh bị hỏng, xe kéo nhau phải nối bằng dây cáp có độ dài phù hợp.
Câu hỏi 7:
Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy không được thực hiện những hành vi nào dưới đây?
1. Đi vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính), đi xe dàn hàng ngang. 2. Chở 02 người; trong đó, có người bệnh đi cấp cứu hoặc trẻ em dưới 14 tuổi hoặc áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật. 3. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường tỉnh lộ hoặc quốc lộ.
Câu hỏi 8:
Tại ngã ba hoặc ngã tư không có đảo an toàn, người lái xe phải nhường đường như thế nào là đúng trong các trường hợp dưới đây?
1. Nhường đường cho người đi bộ đang đi trên phần đường dành cho người đi bộ sang đường; nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới; nhường đường cho xe ưu tiên, xe đi từ bên phải đến. 2. Nhường đường cho người đi bộ đang đứng chờ đi qua phần đường dành cho người đi bộ sang đường; nhường đường cho xe đi trên đường ngược chiều, đường nhánh từ bất kỳ hướng nào tới; nhường đường cho xe đi từ bên trái đến. 3. Không phải nhường đường.
Câu hỏi 9:
Khi xe ô tô bị hỏng tại vị trí giao nhau giữa đường bộ và đường sắt, người lái xe xử lý như thế nào?
1. Nhanh chóng đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500 mét về hai phía để báo cho người điều khiển phương tiện đường sắt và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất, đồng thời phải bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa ô tô hỏng ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt. 2. Nhanh chóng đặt biển cảnh báo nguy hiểm tại vị trí xe ô tô bị hỏng để đoàn tàu dừng lại. 3. Liên hệ ngay với đơn vị cứu hộ để đưa ô tô hỏng ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.
Câu hỏi 10:
Đường bộ trong khu vực đông dân cư gồm những đoạn đường nào dưới đây?
1. Là đoạn đường nằm trong khu công nghiệp có đông người và phương tiện tham gia giao thông và được xác định cụ thể bằng biển chỉ dẫn địa giới. 2. Là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã, nội thị trấn và những đoạn đường có đông dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn giao thông; được xác định bằng biển báo hiệu là đường khu đông dân cư. 3. Là đoạn đường bộ nằm ngoài khu vực nội thành phố, nội thị xã có đông người và phương tiện tham gia giao thông và được xác định cụ thể bằng biển chỉ dẫn địa giới.
Câu hỏi 11:
Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, những hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?
1. Thay đổi tốc độ của xe trên đường bộ. 2. Thay đổi tay số của xe trên đường bộ. 3. Lạng lách, đánh võng trên đường bộ.
Câu hỏi 12:
Khi người lái xe ô tô dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình, bánh xe gần nhất không được cách lề đường, hè phố quá bao nhiêu mét trong các trường hợp dưới đây và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông?
1. 0,25 mét. 2. 0,3 mét. 3. 0,4 mét. 4. 0,5 mét.
Câu hỏi 13:
Khi gặp xe buýt đang dừng đón, trả khách, người điều khiển xe mô tô phải xử lý như thế nào dưới đây để đảm bảo an toàn giao thông?
1. Tăng tốc độ để nhanh chóng vượt qua bến đỗ. 2. Giảm tốc độ đến mức an toàn có thể và quan sát người qua đường và từ từ vượt qua xe buýt. 3. Yêu cầu phải dừng lại phía sau xe buýt chờ xe rời bến mới đi tiếp.
Câu hỏi 14:
Người kinh doanh vận tải hàng hóa có các nghĩa vụ gì dưới đây?
1. Cung cấp phương tiện và thực hiện thời gian, địa điểm giao hàng hóa cho người nhận hàng theo điều kiện của người kinh doanh vận tải; chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, người đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của người kinh doanh vận tải phù hợp với quy định của pháp luật. 2. Bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do mất mát, hư hỏng hàng hóa xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng; bồi thường thiệt hại do người làm công, người đại diện gây ra trong khi thực hiện công việc được người kinh doanh vận tải giao; chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, người đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của người kinh doanh vận tải trái với quy định của pháp luật. 3. Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 15:
Người hành nghề lái xe khi thực hiện tốt việc rèn luyện, nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp sẽ thu được kết quả như thế nào dưới đây?
1. Được khách hàng, xã hội tôn trọng; được đồng nghiệp quý mến, giúp đỡ; được doanh nghiệp tin dùng và đóng góp nhiều cho xã hội. 2. Thu hút được khách hàng, góp phần quan trọng trong xây dựng thương hiệu, kinh doanh có hiệu quả cao. 3. Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 16:
Khi điều khiển xe qua đường sắt, người lái xe cần phải thực hiện các thao tác nào dưới đây để đảm bảo an toàn?
1. Khi có chuông báo hoặc thanh chắn đã hạ xuống, người lái xe phải dừng xe tạm thời đúng khoảng cách an toàn, kéo phanh tay nếu đường dốc hoặc phải chờ lâu. 2. Khi không có chuông báo hoặc thanh chắn không hạ xuống, người lái xe cần phải quan sát nếu thấy đủ điều kiện an toàn thì về số thấp, tăng ga nhẹ và không thay đổi số trong quá trình vượt qua đường sắt để tránh động cơ chết máy cho xe cho vượt qua. 3. Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 17:
Để đạt được hiệu quả phanh cao nhất, người lái xe mô tô phải sử dụng các kỹ năng như thế nào dưới đây?
1. Sử dụng phanh trước. 2. Sử dụng phanh sau. 3. Giảm hết ga, sử dụng đồng thời cả phanh sau và phanh trước.
Câu hỏi 18:
Những thói quen nào dưới đây khi điều khiển xe mô tô tay ga tham gia giao thông dễ gây tai nạn nguy hiểm?
1. Sử dụng còi. 2. Phanh đồng thời cả phanh trước và phanh sau. 3. Chỉ sử dụng phanh trước.
Câu hỏi 19:
Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người lái xe mô tô hai bánh cần điều khiển tay ga như thế nào trong các trường hợp dưới đây?
1. Tăng ga thật mạnh, giảm ga từ từ. 2. Tăng ga thật mạnh, giảm ga thật nhanh. 3. Tăng ga từ từ, giảm ga thật nhanh. 4. Tăng ga từ từ, giảm ga từ từ.
Câu hỏi 20:
Mục đích của bảo dưỡng thường xuyên đối với xe ô tô có tác dụng gì dưới đây?
1. Bảo dưỡng ô tô thường xuyên làm cho ô tô luôn luôn có tính năng kỹ thuật tốt, giảm cường độ hao mòn của các chi tiết, kéo dài tuổi thọ của xe. 2. Ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các hư hỏng và sai lệch kỹ thuật để khắc phục, giữ gìn được hình thức bên ngoài. 3. Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 21:
Niên hạn sử dụng của xe ô tô tải (tính bắt đầu từ năm sản xuất) là bao nhiêu năm?
1. 15 năm. 2. 20 năm. 3. 25 năm.
Câu hỏi 22:
Hãy nêu công dụng hộp số của xe ô tô?
1. Truyền và tăng mô men xoắn giữa các trục vuông góc nhau, đảm bảo cho các bánh xe chủ động quay với tốc độ khác nhau khi sức cản chuyển động ở bánh xe hai bên không bằng nhau. 2. Truyền và thay đổi mô men xoắn giữa các trục không cùng nằm trên một đường thẳng và góc lệch trục luôn thay đổi trong quá trình ô tô chuyển động, chuyển số êm dịu, dễ điều khiển. 3. Truyền và thay đổi mô men từ động cơ đến bánh xe chủ động, cắt truyền động từ động cơ đến bánh xe chủ động, đảm bảo cho xe ô tô chuyển động lùi.
Câu hỏi 23:
Khi khởi động xe ô tô số tự động có trang bị chìa khóa thông minh có cần đạp hết hành trình bàn đạp chân phanh hay không?
1. Phải đạp hết hành trình bàn đạp chân phanh. 2. Không cần đạp phanh. 3. Tùy từng trường hợp.
Câu hỏi 25:
Biển nào cấm các phương tiện giao thông đường bộ rẽ phải?
1. Biển 1 và 2. 2. Biển 1 và 3. 3. Biển 2 và 3. 4. Cả ba biển.
Câu hỏi 26:
Khi gặp biển nào xe ưu tiên theo luật định vẫn phải dừng lại?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Cả ba biển.
Câu hỏi 27:
Biển nào cấm máy kéo kéo theo rơ moóc?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Cả hai biển.
Câu hỏi 28:
Biển nào báo hiệu "Đường bị thu hẹp"?
1. Biển 1 và 2. 2. Biển 1 và 3. 3. Biển 2 và 3. 4. Cả ba biển.
Câu hỏi 31:
Biển nào sau đây là biển "Đường trơn"?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Biển 3.
Câu hỏi 32:
Trong các biển dưới đây biển nào là biển "Hết mọi lệnh cấm"?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Biển 3. 4. Cả ba biển.
Câu hỏi 33:
Biển nào cho phép được quay đầu xe đi theo hướng ngược lại khi đặt biển trước ngã ba, ngã tư?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Biển 3. 4. Không biển nào.
Câu hỏi 34:
Biển nào không cho phép rẽ phải?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Biển 3. 4. Biển 1 và 3.
Câu hỏi 35:
Biển số 3 có ý nghĩa gì?
1. Biển chỉ dẫn khu vực cấm đỗ xe trên các tuyến đường đối ngoại. 2. Biển chỉ dẫn khu vực đỗ xe trên các tuyến đường đối ngoại. 3. Biển hạn chế tốc độ tối đa trong khu vực. 4. Biển chỉ dẫn hết hiệu lực khu vực cấm đỗ xe theo giờ trên các tuyến đường đối ngoại.
Câu hỏi 36:
Theo tín hiệu đèn, xe nào được quyền đi là đúng quy tắc giao thông?
1. Xe khách, mô tô. 2. Xe con, xe tải. 3. Xe tải, mô tô.
Câu hỏi 37:
Xe nào đỗ vi phạm quy tắc giao thông?
1. Cả hai xe. 2. Không xe nào vi phạm. 3. Chỉ xe mô tô vi phạm. 4. Chỉ xe tải vi phạm.
Câu hỏi 38:
Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1. Xe con (A), mô tô, xe con (B), xe đạp. 2. Xe con (B), xe đạp, mô tô, xe con (A). 3. Xe con (A), xe con (B), mô tô + xe đạp. 4. Mô tô + xe đạp, xe con (A), xe con (B).
Câu hỏi 39:
Ô tô con đi theo chiều mũi tên có vi phạm quy tắc giao thông không?
1. Không vi phạm. 2. Vi phạm.
Câu hỏi 40:
Người lái xe điều khiển xe chạy theo hướng nào là đúng quy tắc giao thông?
1. Chỉ hướng 2. 2. Hướng 1 và 2. 3. Tất cả các hướng trừ hướng 3. 4. Tất cả các hướng trừ hướng 4.
Câu hỏi 41:
Người lái xe dừng tại vị trí nào là đúng quy tắc giao thông?
1. Vị trí A và B. 2. Vị trí A và C. 3. Vị trí B và C. 4. Cả ba vị trí A, B, C.
Câu hỏi 42:
Trong hình dưới, những xe nào vi phạm quy tắc giao thông?
1. Xe con (A), xe con (B), xe tải (D). 2. Xe tải (D), xe con (E), xe buýt (G). 3. Xe tải ( D), xe con (B). 4. Xe con (B), xe con (C).
Câu hỏi 43:
Bạn xử lý như thế nào trong trường hợp này?
1. Nhường đường cho xe khách và đi trước xe đạp. 2. Nhường đường cho xe đạp và đi trước xe khách. 3. Nhường đường cho xe đạp và xe khách.
Câu hỏi 44:
Xe nào phải nhường đường trong trường hợp này?
1. Xe đi ngược chiều. 2. Xe của bạn.
Câu hỏi 45:
Phía trước có một xe màu xanh đang vượt xe màu vàng trên làn đường của bạn, bạn xử lý như thế nào trong trường hợp này?
1. Phanh xe giảm tốc độ và đi sát lề đường bên phải. 2. Bấm còi, nháy đèn báo hiệu, giữ nguyên tốc độ và đi tiếp. 3. Phanh xe giảm tốc độ và đi sát vào lề đường bên trái.
Bài thi lý thuyết lái xe hạng D bao gồm 45 câu hỏi trắc nghiệm, được phân bổ như sau:
Chương |
Nội dung | Thư viện (câu) | ĐỀ THI (câu) | |
---|---|---|---|---|
1 | Khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ | Khái niệm | 166 | 1 |
Quy tắc | 7 | |||
Tốc độ, khoảng cách | 1 | |||
2 | Nghiệp vụ vận tải | 26 | 1 | |
3 | Văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe | 21 | 1 | |
4 | Kỹ thuật lái xe | 56 | 2 | |
5 | Cấu tạo và sửa chữa | 35 | 1 | |
6 | Biển báo hiệu đường bộ | 182 | 16 | |
7 | Giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông | 114 | 14 | |
8 | Câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng (điểm liệt) | 1 | ||
Tổng | 600 | 45 |
Bạn muốn thi đề khác?
Bạn chắc chắn muốn kết thúc và nộp bài thi?
Hết thời gian làm bài !!!
– Nhấn phím số (1,2,3,4) để chọn đáp án hoặc bỏ chọn
– Nhấn phím mũi tên ( ) để chuyển câu hỏi
– Chọn trực tiếp vào đáp án ở phía dưới câu hỏi
– Bấm nút "Câu trước", "Câu sau" hoặc bấm trực tiếp vào Số của câu hỏi để chuyển câu hỏi
– Nhấn nút KẾT THÚC, chọn OK để kết thúc bài thi và chờ hệ thống chấm điểm
Lần lượt làm từng đề cố định một, chắc đề số 01 thì mới qua đề số 02,…
Với mỗi đề thi, bạn làm đi làm lại nhiều lần và xem lại các câu sai khi kết thúc bài thi.
Xoá kết quả ôn luyện lý thuyết sẽ xoá toàn bộ lịch sử và quá trình ôn tập lý thuyết.
Bạn muốn xoá chứ?