Bài thi lý thuyết hạng B2 bao gồm 35 câu hỏi trắc nghiệm được chọn ngẫu nhiên từ bộ đề 600 câu hỏi do Bộ Giao thông Vận tải ban hành. Các câu hỏi thuộc các chủ đề như quy tắc giao thông, nghiệp vụ vận tải, đạo đức người lái xe, kỹ thuật lái xe, và cấu tạo, sửa chữa xe. Để vượt qua phần thi này, học viên phải trả lời đúng ít nhất 32/35 câu hỏi trong thời gian quy định là 22 phút.
Họ và tên:
Hạng B2 - Đề Ngẫu nhiên
Câu hỏi 1:
Cuộc đua xe chỉ được thực hiện khi nào?
1. Diễn ra trên đường phố không có người qua lại. 2. Được người dân ủng hộ. 3. Được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Câu hỏi 2:
Khi lái xe trên đường, người lái xe cần quan sát và đảm bảo tốc độ phương tiện như thế nào?
1. Chỉ lớn hơn tốc độ tối đa cho phép khi đường vắng. 2. Chỉ lớn hơn tốc độ tối đa cho phép vào ban đêm. 3. Không vượt quá tốc độ cho phép.
Câu hỏi 3:
Bạn đang lái xe, phía trước có một xe cảnh sát giao thông không phát tín hiệu ưu tiên bạn có được phép vượt hay không?
1. Không được vượt. 2. Được vượt khi đang đi trên cầu. 3. Được phép vượt khi đi qua nơi giao nhau có ít phương tiện cùng tham gia giao thông. 4. Được vượt khi đảm bảo an toàn.
Câu hỏi 4:
Hành vi sử dụng xe mô tô để kéo, đẩy xe mô tô khác bị hết xăng đến trạm mua xăng có được phép hay không?
1. Chỉ được kéo nếu đã nhìn thấy trạm xăng. 2. Chỉ được thực hiện trên đường vắng phương tiện cùng tham gia giao thông. 3. Không được phép.
Câu hỏi 5:
Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?
1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. 2. Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông. 3. Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ. 4. Theo quyết định của người tham gia giao thông nhưng phải bảo đảm an toàn.
Câu hỏi 6:
Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc) không được vượt qua bao nhiêu km/h?
1. 50 km/h. 2. 40 km/h. 3. 60 km/h.
Câu hỏi 7:
Trên đường bộ (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư, đường hai chiều không có dải phân cách giữa, xe mô tô hai bánh, ô tô chở người đến 30 chỗ tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là bao nhiêu?
1. 60 km/h. 2. 50 km/h. 3. 40 km/h.
Câu hỏi 8:
Trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư, đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có một làn xe cơ giới (trừ đường cao tốc), loại xe nào dưới đây được tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là 60 km/h?
1. Ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, xe gắn máy. 2. Ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ ô tô buýt), ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn. 3. Ô tô buýt, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc, xe mô tô, ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông).
Câu hỏi 9:
Trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư, đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có một làn xe cơ giới (trừ đường cao tốc), loại xe nào dưới đây được tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là 50 km/h?
1. Ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, xe gắn máy. 2. Ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ ô tô buýt), ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn. 3. Ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc.
Câu hỏi 10:
Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, những hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?
1. Thay đổi tốc độ của xe trên đường bộ. 2. Thay đổi tay số của xe trên đường bộ. 3. Lạng lách, đánh võng trên đường bộ.
Câu hỏi 11:
Người điều khiển xe mô tô phải giảm tốc độ và hết sức thận trọng khi qua những đoạn đường nào dưới đây?
1. Đường ướt, đường có sỏi cát trên nền đường. 2. Đường hẹp có nhiều điểm giao cắt từ hai phía. 3. Đường đèo dốc, vòng liên tục. 4. Tất cả các ý nêu trên.
Câu hỏi 12:
Khi đèn pha của xe đi ngược chiều gây chói mắt, làm giảm khả năng quan sát trên đường, người lái xe xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn?
1. Giảm tốc độ, nếu cần thiết có thể dừng xe lại. 2. Bật đèn pha chiếu xa và giữ nguyên tốc độ. 3. Tăng tốc độ, bật đèn pha đối diện xe phía trước.
Câu hỏi 13:
Khi điều khiển xe ô tô ra khỏi đường cao tốc người lái xe cần thực hiện như thế nào dưới đây để đảm bảo an toàn giao thông?
1. Quan sát phía trước để tìm biển báo chỉ dẫn "Lối ra đường cao tốc", kiểm tra tình trạng giao thông phía sau và bên phải, nếu đảm bảo điều kiện an toàn thì phát tín hiệu và điều khiển xe chuyển dần sang làn đường giảm tốc và ra khỏi đường cao tốc. 2. Quan sát phía trước để tìm biển báo chỉ dẫn "Lối ra đường cao tốc", trường hợp vượt qua "Lối ra đường cao tốc" thì phát tín hiệu, di chuyển sang làn đường giảm tốc và lùi xe quay trở lại.
Câu hỏi 14:
Khi đi từ đường nhánh ra đường chính, người lái xe phải xử lý như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1. Giảm tốc độ, nhường đường cho xe trên đường chính từ bất kỳ hướng nào tới. 2. Nháy đèn, bấm còi để xe đi trên đường chính biết và tăng tốc độ cho xe đi ra đường chính. 3. Quan sát xe đang đi trên đường chính, nếu là xe có kích thước lớn hơn thì nhường đường, xe có kích thước nhỏ hơn thì tăng tốc độ cho xe đi ra đường chính.
Câu hỏi 15:
Dây đai an toàn được trang bị trên xe ô tô có tác dụng gì dưới đây?
1. Ổn định chuyển động của xe ô tô khi đi vào đường vòng. 2. Giữ chặt người lái và hành khách trên ghế ngồi khi xe ô tô đột ngột dừng lại. 3. Để tích trữ điện năng và cung cấp điện cho các phụ tải làm việc.
Câu hỏi 16:
Biển nào dưới đây cấm ô tô quay đầu và rẽ phải?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Biển 3. 4. Biển 1 và 3.
Câu hỏi 17:
Gặp biển nào người lái xe không được đỗ xe vào ngày chẵn?
1. Biển 1. 2. Biển 1 và 3. 3. Biển 2 và 3. 4. Biển 3.
Câu hỏi 18:
Biển số 3 có ý nghĩa như thế nào?
1. Cấm các loại xe có tải trọng toàn bộ trên 10 tấn đi qua. 2. Hạn chế khối lượng hàng hóa chở trên xe. 3. Hạn chế tải trọng trên trục xe.
Câu hỏi 20:
Số 50 ghi trên biển báo dưới đây có ý nghĩa gì?
1. Tốc độ tối đa các xe cơ giới được phép chạy. 2. Tốc độ tối thiểu các xe cơ giới được phép chạy.
Câu hỏi 21:
Hai biển này có ý nghĩa gì?
1. Để chỉ nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ không có rào chắn. 2. Để báo trước sắp đến vị trí giao cắt đường bộ với đường sắt cùng mức, không vuông góc và không có người gác, không có rào chắn. 3. Nơi đường sắt giao nhau với đường bộ.
Câu hỏi 22:
Các biển này có ý nghĩa gì?
1. Nơi đường sắt giao nhau với đường bộ. 2. Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ. 3. Để báo trước sắp đến vị trí đường sắt giao không vuông góc với đường bộ, không có người gác và không có rào chắn.
Câu hỏi 25:
Biển nào báo hiệu "Hướng đi thẳng phải theo"?
1. Biển 1. 2. Biển 2.
Câu hỏi 26:
Tại đoạn đường có biển "Làn đường dành riêng cho từng loại xe" dưới đây, các phương tiện có được phép chuyển sang làn khác để đi theo hành trình mong muốn khi đến gần nơi đường bộ giao nhau hay không??
1. Được phép chuyển sang làn khác. 2. Không được phép chuyển sang làn khác, chỉ được đi trong làn quy định theo biển.
Câu hỏi 27:
Vạch dưới đây có ý nghĩa gì?
1. Báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông. 2. Báo hiệu sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường. 3. Dùng để xác định khoảng cách giữa các phương tiện trên đường.
Câu hỏi 28:
Xe kéo nhau như hình này có vi phạm quy tắc giao thông không?
1. Không. 2. Vi phạm.
Câu hỏi 29:
Xe nào phải nhường đường trong trường hợp này?
1. Xe khách. 2. Xe tải.
Câu hỏi 30:
Đi theo hướng mũi tên, xe nào vi phạm quy tắc giao thông?
1. Xe chữa cháy. 2. Xe tải. 3. Cả hai xe.
Câu hỏi 31:
Xe nào phải nhường đường là đúng quy tắc giao thông?
1. Xe con (A). 2. Xe con (B).
Câu hỏi 32:
Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1. Xe con và xe tải, xe của bạn. 2. Xe của bạn, xe tải, xe con. 3. Xe của bạn và xe con, xe tải. 4. Xe của bạn, xe tải + xe con.
Câu hỏi 33:
Trong hình dưới, những xe nào vi phạm quy tắc giao thông?
1. Xe con (A), xe con (B), xe tải (D). 2. Xe tải (D), xe con (E), xe buýt (G). 3. Xe tải ( D), xe con (B). 4. Xe con (B), xe con (C).
Câu hỏi 34:
Bạn xử lý như thế nào khi lái xe ô tô vượt qua đoàn người đi xe đạp có tổ chức?
1. Tăng tốc độ, chuyển sang làn đường bên trái để vượt. 2. Không được vượt những người đi xe đạp.
Câu hỏi 35:
Xe của bạn đang di chuyển gần đến khu vực giao cắt với đường sắt, khi rào chắn đang dịch chuyển, bạn điều khiển xe như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1. Quan sát nếu thấy không có tàu thì tăng tốc cho xe vượt qua đường sắt. 2. Dừng lại trước rào chắn một khoảng cách an toàn. 3. Ra tín hiệu, yêu cầu người gác chắn tàu kéo chậm Barie để xe bạn qua.
Bài thi lý thuyết lái xe hạng B2 bao gồm 35 câu hỏi trắc nghiệm, được phân bổ như sau:
Chương |
Nội dung | Thư viện (câu) | ĐỀ THI (câu) | |
---|---|---|---|---|
1 | Khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ | Khái niệm | 166 | 1 |
Quy tắc | 7 | |||
Tốc độ, khoảng cách | 1 | |||
2 | Nghiệp vụ vận tải | 26 | 1 | |
3 | Văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe | 21 | 1 | |
4 | Kỹ thuật lái xe | 56 | 2 | |
5 | Cấu tạo và sửa chữa | 35 | 1 | |
6 | Biển báo hiệu đường bộ | 182 | 10 | |
7 | Giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông | 114 | 10 | |
8 | Câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng (điểm liệt) | 1 | ||
Tổng | 600 | 35 |
Bạn muốn thi đề khác?
Bạn chắc chắn muốn kết thúc và nộp bài thi?
Hết thời gian làm bài !!!
– Nhấn phím số (1,2,3,4) để chọn đáp án hoặc bỏ chọn
– Nhấn phím mũi tên ( ) để chuyển câu hỏi
– Chọn trực tiếp vào đáp án ở phía dưới câu hỏi
– Bấm nút "Câu trước", "Câu sau" hoặc bấm trực tiếp vào Số của câu hỏi để chuyển câu hỏi
– Nhấn nút KẾT THÚC, chọn OK để kết thúc bài thi và chờ hệ thống chấm điểm
Lần lượt làm từng đề cố định một, chắc đề số 01 thì mới qua đề số 02,…
Với mỗi đề thi, bạn làm đi làm lại nhiều lần và xem lại các câu sai khi kết thúc bài thi.
Xoá kết quả ôn luyện lý thuyết sẽ xoá toàn bộ lịch sử và quá trình ôn tập lý thuyết.
Bạn muốn xoá chứ?