Họ và tên:
Hạng B1 tự động - Đề Ngẫu nhiên
Câu hỏi 1:
Đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên là loại đường gì?
1. Đường không ưu tiên. 2. Đường tỉnh lộ. 3. Đường quốc lộ. 4. Đường ưu tiên.
Câu hỏi 2:
Người lái xe không được lùi xe ở những khu vực nào dưới đây?
1. Ở khu vực cho phép đỗ xe. 2. Ở khu vực cấm dừng và trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường. 3. Nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường cao tốc. 4. Cả ý 2 và ý 3.
Câu hỏi 3:
Khi điều khiển xe chạy trên đường, người lái xe phải mang theo các loại giấy tờ gì?
1. Giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo của hạng xe đang điều khiển, đăng ký xe, giấy phép lưu hành xe. 2. Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đó; lệnh vận chuyển, đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới sau khi cải tạo; giấy phép vận chuyển (nếu loại xe đó cần phải có). 3. Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đó , đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy phép vận chuyển (nếu loại xe đó cần phải có), các giấy tờ phải còn giá trị sử dụng.
Câu hỏi 4:
Khi tránh xe đi ngược chiều, các xe phải nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1. Nơi đường hẹp chỉ đủ cho một xe chạy và có chỗ tránh xe thì xe nào ở gần chỗ tránh hơn phải vào vị trí tránh, nhường đường cho xe kia đi. 2. Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc; xe nào có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe không có chướng ngại vật đi trước. 3. Xe lên dốc phải nhường đường cho xe xuống dốc; xe nào không có chướng ngại vật phía trước phải nhường đường cho xe có chướng ngại vật đi trước. 4. Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 5:
Trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, cầu đường bộ đi chung với đường sắt thì loại phương tiện nào được quyền ưu tiên đi trước?
1. Phương tiện nào bên phải không vướng. 2. Phương tiện nào ra tín hiệu xin đường trước. 3. Phương tiện giao thông đường sắt.
Câu hỏi 6:
Trên đoạn đường hai chiều không có giải phân cách giữa, người lái xe không được vượt xe khác trong các trường hợp nào dưới đây?
1. Xe bị vượt bất ngờ tăng tốc độ và cố tình không nhường đường. 2. Xe bị vượt giảm tốc độ và nhường đường. 3. Phát hiện có xe đi ngược chiều. 4. Cả ý 1 và ý 3.
Câu hỏi 7:
Trên đường bộ (trừ đường cao tốc) ngoài khu vực đông dân cư, đường đôi có dải phân cách giữa, loại xe nào dưới đây được tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là 90 km/h?
1. Ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ ô tô buýt), ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn. 2. Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ ô tô buýt), ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn. 3. Ô tô buýt, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc, ô tô chuyên dùng, xe mô tô.
Câu hỏi 8:
Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải thực hiện như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1. Tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe. 2. Tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe chỉ vào ban ngày. 3. Tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe chỉ vào ban đêm.
Câu hỏi 9:
Khi xe gặp sự cố kỹ thuật trên đường cao tốc, bạn phải xử lý theo thứ tự như thế nào dưới đây để đảm bảo an toàn giao thông?
1. Bật đèn tín hiệu khẩn cấp, dừng xe ngay lập tức và đặt biển báo hiệu nguy hiểm để cảnh báo cho các xe khác. 2. Bật tín hiệu khẩn cấp, lập tức đưa xe vào làn đường xe chạy bên phải trong cùng, đặt biển báo hiệu nguy hiểm để cảnh báo cho các xe khác. 3. Bật đèn tín hiệu khẩn cấp, khi đủ điều kiện an toàn nhanh chóng đưa xe vào làn dừng đỗ khẩn cấp, đặt biển báo hiệu nguy hiểm để cảnh báo cho các xe khác.
Câu hỏi 10:
Người kinh doanh vận tải hàng hóa có các quyền gì ở dưới đây?
1. Yêu cầu người thuê vận tải cung cấp thông tin cần thiết về hàng hóa để ghi vào giấy vận chuyển và có quyền kiểm tra tính xác thực của các thông tin đó. 2. Yêu cầu xếp hàng hóa vận chuyển trên xe vượt quá chiều cao quy định nhưng phải được chằng buộc chắc chắn. 3. Yêu cầu xếp hàng hóa vượt tải trọng 10%.
Câu hỏi 11:
Xe vận chuyển hàng nguy hiểm phải chấp hành những quy định nào dưới đây?
1. Phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp, xe vận chuyển hàng nguy hiểm không được dừng, đỗ nơi đông người, những nơi dễ xảy ra nguy hiểm. 2. Phải được chuyên chở trên xe chuyên dùng để vận chuyển hàng nguy hiểm; xe vận chuyển hàng nguy hiểm phải chạy liên tục không được dừng, đỗ trong quá trình vận chuyển. 3. Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 12:
Khi điều khiển ô tô xuống dốc cao, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào dưới đây để đảm bảo an toàn?
1. Tăng lên số cao, nhả bàn đạp ga ở mức độ phù hợp, kết hợp với phanh chân để khống chế tốc độ. 2. Về số thấp, nhả bàn đạp ga ở mức độ phù hợp, kết hợp với phanh chân để khống chế tốc độ. 3. Về số không (0), nhả bàn đạp ga ở mức độ phù hợp, kết hợp với phanh chân để khống chế tốc độ.
Câu hỏi 13:
Khi lái xe ô tô qua đường sắt không có rào chắn, không có người điều khiển giao thông, người lái xe thực hiện thao tác: tạm dừng xe tại vị trí cách đường sắt tối thiểu 5 mét, hạ kính cửa, tắt các thiết bị âm thanh trên xe, quan sát và nếu không có tàu chạy qua thì về số thấp, tăng ga nhẹ để tránh động cơ chết máy cho xe vượt qua để đảm bảo an toàn là đúng hay không?
1. Không đúng. 2. Đúng. 3. Không cần thiết, vì nếu nhìn thấy tàu còn cách xa, người lái xe có thể tăng số cao, tăng ga để cho xe nhanh chóng vượt qua đường sắt.
Câu hỏi 14:
Khi lái xe ô tô trên mặt đường có nhiều "ổ gà", người lái xe phải thực hiện thao tác như thế nào để đảm bảo an toàn?
1. Giảm tốc độ, về số thấp và giữ đều ga. 2. Tăng tốc độ cho xe lướt qua nhanh. 3. Tăng tốc độ, đánh lái liên tục để tránh "ổ gà".
Câu hỏi 15:
Kỹ thuật cơ bản để giữ thăng bằng khi điều khiển xe mô tô đi trên đường gồ ghề như thế nào trong các trường hợp dưới đây?
1. Đứng thẳng trên giá gác chân lái sau đó hơi gập đầu gối và khủy tay, đi chậm để không nẩy quá mạnh. 2. Ngồi lùi lại phía sau, tăng ga vượt nhanh qua đoạn đường xóc. 3. Ngồi lệch sang bên trái hoặc bên phải để lấy thăng bằng qua đoạn đường gồ ghề.
Câu hỏi 16:
Thế nào là động cơ 4 kỳ?
1. Là loại động cơ: để hoàn thành một chu trình công tác của động cơ, pít tông thực hiện 2 (hai) hành trình, trong đó có một lần sinh công. 2. Là loại động cơ: để hoàn thành một chu trình công tác của động cơ, pít tông thực hiện 4 (bốn) hành trình, trong đó có một lần sinh công.
Câu hỏi 17:
Khi động cơ ô tô đã khởi động, bảng đồng hồ xuất hiện ký hiệu như hình vẽ dưới đây, báo hiệu tình trạng như thế nào của xe ô tô?
1. Báo hiệu hệ thống chống bó cứng khi phanh bị lỗi. 2. Áp suất lốp không đủ. 3. Đang hãm phanh tay. 4. Cần kiểm tra động cơ.
Câu hỏi 18:
Ắc quy được trang bị trên xe ô tô có tác dụng gì dưới đây?
1. Giúp người lái xe kịp thời tạo xung lực tối đa lên hệ thống phanh trong khoảnh khắc đầu tiên của tình huống khẩn cấp. 2. Ổn định chuyển động của xe ô tô khi đi vào đường vòng. 3. Hỗ trợ người lái xe khởi hành ngang dốc. 4. Để tích trữ điện năng, cung cấp cho các phụ tải khi máy phát chưa làm việc.
Câu hỏi 19:
Biển này có ý nghĩa gì?
1. Cấm xe cơ giới (trừ xe ưu tiên theo luật định) đi thẳng. 2. Cấm xe ô tô và mô tô (trừ xe ưu tiên theo luật định) đi về bên trái và bên phải. 3. Hướng trái và phải không cấm xe cơ giới.
Câu hỏi 20:
Khi gặp biển nào, người lái xe phải giảm tốc độ, chú ý xe đi ngược chiều, xe đi ở phía đường bị hẹp phải nhường đường cho xe đi ngược chiều?
1. Biển 1. 2. Biển 1 và 3. 3. Biển 2 và 3. 4. Cả ba biển.
Câu hỏi 22:
Trong các biển dưới đây biển nào là biển "Hết tốc độ tối đa cho phép"?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Biển 3. 4. Cả ba biển.
Câu hỏi 23:
Vạch kẻ đường nào dưới đây là vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), xe không được lấn làn, không được đè lên vạch?
1. Vạch 1. 2. Vạch 2. 3. Vạch 3. 4. Cả 3 vạch.
Câu hỏi 24:
Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1. Xe tải, xe khách, xe con, mô tô. 2. Xe tải, mô tô, xe khách, xe con. 3. Xe khách, xe tải, xe con, mô tô. 4. Mô tô, xe khách, xe tải, xe con.
Câu hỏi 25:
Theo tín hiệu đèn, xe nào được phép đi?
1. Xe con và xe khách. 2. Mô tô.
Câu hỏi 26:
Người lái xe có được phép vượt xe tải để đi thẳng trong trường hợp này không?
1. Được vượt. 2. Cấm vượt.
Câu hỏi 27:
Bạn xử lý như thế nào trong trường hợp này?
1. Tăng tốc độ, rẽ phải trước xe tải và xe đạp. 2. Giảm tốc độ, rẽ phải sau xe tải và xe đạp. 3. Tăng tốc độ, rẽ phải trước xe đạp.
Câu hỏi 28:
Phía trước có một xe đang lùi vào nơi đỗ, xe con phía trước đang chuyển sang làn đường bên trái, bạn xử lý như thế nào trong trường hợp này?
1. Nếu phía sau không có xe xin vượt, chuyển sang làn đường bên trái. 2. Nếu phía sau có xe xin vượt, thì giảm tốc độ, ở lại làn đường, dừng lại khi cần thiết. 3. Tăng tốc độ trên làn đường của mình và vượt xe con. 4. Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 29:
Các xe đi theo thứ tự nào là đúng quy tắc giao thông đường bộ?
1. Xe của bạn, xe tải, xe con. 2. Xe con, xe tải, xe của bạn. 3. Xe tải, xe của bạn, xe con. 4. Xe của bạn, xe con, xe tải.
Câu hỏi 30:
Xe nào phải nhường đường trong trường hợp này?
1. Xe của bạn. 2. Xe con.
Bạn muốn thi đề khác?
Bạn chắc chắn muốn kết thúc và nộp bài thi?
Hết thời gian làm bài !!!
– Nhấn phím số (1,2,3,4) để chọn đáp án hoặc bỏ chọn
– Nhấn phím mũi tên ( ) để chuyển câu hỏi
– Chọn trực tiếp vào đáp án ở phía dưới câu hỏi
– Bấm nút "Câu trước", "Câu sau" hoặc bấm trực tiếp vào Số của câu hỏi để chuyển câu hỏi
– Nhấn nút KẾT THÚC, chọn OK để kết thúc bài thi và chờ hệ thống chấm điểm
Lần lượt làm từng đề cố định một, chắc đề số 01 thì mới qua đề số 02,…
Với mỗi đề thi, bạn làm đi làm lại nhiều lần và xem lại các câu sai khi kết thúc bài thi.
Xoá kết quả ôn luyện lý thuyết sẽ xoá toàn bộ lịch sử và quá trình ôn tập lý thuyết.
Bạn muốn xoá chứ?