Bài thi lý thuyết hạng D1 bao gồm 45 câu hỏi trắc nghiệm được chọn ngẫu nhiên từ bộ đề 600 câu hỏi do Cục Cảnh Sát Giao Thông - Bộ Công An phát hành. Các câu hỏi thuộc các chủ đề như quy tắc giao thông, nghiệp vụ vận tải, đạo đức người lái xe, kỹ thuật lái xe, và cấu tạo, sửa chữa xe. Để vượt qua phần thi này, học viên phải trả lời đúng ít nhất 41/45 câu hỏi trong thời gian quy định là 26 phút.
Họ và tên: Nguyễn Văn A
Hạng D1 - Đề Ngẫu nhiên
Câu hỏi 1:
Dừng xe được hiểu như thế nào là đúng?
1. Là trạng thái đứng yên của xe không giới hạn thời gian để cho người lên, xuống xe, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác. 2. Là trạng thái đứng yên tạm thời của xe trong một khoảng thời gian cần thiết đủ để cho người lên xe, xuống xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe hoặc hoạt động khác. Khi dừng xe không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái, trừ trường hợp rời khỏi vị trí lái để đóng, mở cửa xe, xếp dỡ hàng hóa, kiểm tra kỹ thuật xe nhưng phải sử dụng phanh đỗ xe hoặc thực hiện biện pháp an toàn khác. 3. Là trạng thái đứng yên của xe không giới hạn thời gian giữa 02 lần vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách.
Câu hỏi 2:
Khi gặp hiệu lệnh điều khiển của Cảnh sát giao thông như hình dưới đây thì người tham gia giao thông đường bộ phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1. Người tham gia giao thông đường bộ ở các hướng phải dừng lại. 2. Người tham gia giao thông đường bộ ở các hướng được đi theo chiều gậy chỉ của Cảnh sát giao thông. 3. Người tham gia giao thông đường bộ ở phía trước và phía sau người điều khiển được đi tất cả các hướng; người tham gia giao thông đường bộ ở phía bên phải và phía bên trái người điều khiển phải dừng lại. 4. Người tham gia giao thông đường bộ ở phía trước và phía sau người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông đường bộ ở phía bên phải và phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng.
Câu hỏi 3:
Trên đường phố, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được dừng xe, đỗ xe sát theo lề đường, vỉa hè phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, vỉa hè không quá bao nhiêu mét trong các trường hợp dưới đây và không gây cản trở, nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ?
1. 0,25 mét. 2. 0,3 mét. 3. 0,4 mét. 4. 0,5 mét.
Câu hỏi 4:
Người được chở trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông đường bộ có được bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác không?
1. Được phép. 2. Được bám trong trường hợp phương tiện của mình bị hỏng. 3. Được kéo, đẩy trong trường hợp phương tiện khác bị hỏng. 4. Không được phép.
Câu hỏi 5:
Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải cho xe đi như thế nào?
1. Cho xe đi trên bất kỳ làn đường nào hoặc giữa 02 làn đường nếu không có xe đi phía trước; khi cần thiết phải chuyển làn đường, người lái xe phải quan sát xe phía trước để bảo đảm an toàn. 2. Phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước; phải quan sát bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía trước, phía sau và hai bên mới được chuyển làn. 3. Phải cho xe đi trong một làn đường, chỉ được chuyển làn đường khi vượt xe phía trước cùng làn đường.
Câu hỏi 6:
Khi lùi xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải làm gì để bảo đảm an toàn?
1. Quan sát phía sau và cho lùi xe ở tốc độ chậm. 2. Có tín hiệu báo lùi, nếu phía sau không có người hoặc phương tiện khác thì nhanh chóng lùi để bảo đảm an toàn. 3. Phải quan sát hai bên và phía sau xe, có tín hiệu lùi và chỉ lùi xe khi bảo đảm an toàn.
Câu hỏi 7:
Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1. Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải. 2. Xe báo hiệu xin đường trước, xe đó được đi trước. 3. Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.
Câu hỏi 8:
Khi tới đường ngang không có người gác, chắn đường bộ, chuông, đèn tín hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải làm gì để bảo đảm an toàn?
1. Dừng lại về bên phải đường của mình, trước vạch dừng xe và quan sát hai phía, khi không có phương tiện giao thông đường sắt tới mới được đi qua. 2. Quan sát hai phía, khi không có phương tiện giao thông đường sắt tới thì nhanh chóng đi qua. 3. Dừng lại khoảng cách tối thiểu 3 mét tính từ ray đường sắt gần nhất, khi không có phương tiện giao thông đường sắt tới thì nhanh chóng đi qua.
Câu hỏi 9:
Theo quy định về độ tuổi, người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô chở người giường nằm; các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg phải đủ bao nhiêu tuổi trở lên?
1. 23 tuổi. 2. 24 tuổi. 3. 27 tuổi. 4. 30 tuổi.
Câu hỏi 10:
Người có Giấy phép lái xe hạng CE được điều khiển loại xe nào dưới đây?
1. Các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc. 2. Các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg. 3. Cả hai ý trên.
Câu hỏi 11:
Người lái xe khi tham gia giao thông đường bộ phải đảm bảo các điều kiện nào dưới đây?
1. Phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ người lái xe gắn máy). 2. Phải là người đứng tên trong đăng ký xe. 3. Cả hai ý trên.
Câu hỏi 12:
Người có giấy phép lái xe chưa bị trừ hết 12 điểm, được phục hồi điểm giấy phép lái xe trong trường hợp nào sau đây?
1. Không được phục hồi. 2. Được phục hồi đủ 12 điểm, nếu không bị trừ điểm trong thời hạn 12 tháng từ ngày bị trừ điểm gần nhất.
Câu hỏi 13:
Trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư, đường hai chiều hoặc đường một chiều có một làn xe cơ giới (trừ đường cao tốc), loại xe nào dưới đây được tham gia giao thông với tốc độ khai thác tối đa cho phép là 70 km/h?
1. Xe ô tô chở người đến 28 chỗ không kể chỗ của người lái xe (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải không lớn hơn 3,5 tấn. 2. Xe ô tô chở người trên 28 chỗ không kể chỗ người lái xe (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc). 3. Xe buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc (trừ ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc xi téc); xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông lưu động). 4. Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông lưu động, ô tô xi téc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc xi téc, ô tô kéo theo rơ moóc xi téc.
Câu hỏi 14:
Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, để bảo đảm khoảng cách an toàn giữa hai xe, người lái xe phải điều khiển xe như thế nào?
1. Chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình. 2. Bảo đảm khoảng cách an toàn tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế. 3. Cả hai ý trên.
Câu hỏi 15:
Việc vận chuyển động vật sống khi tham gia giao thông đường bộ phải thực hiện các yêu cầu nào dưới đây?
1. Người lái xe phải mang đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật. 2. Phương tiện vận chuyển phải có kết cấu phù hợp với loại động vật chuyên chở. 3. Trong quá trình vận chuyển phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, vệ sinh dịch tễ, phòng dịch và bảo đảm vệ sinh môi trường. 4. Cả ba ý trên.
Câu hỏi 16:
Việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để vận chuyển hành khách, hàng hóa phải thực hiện các quy định nào dưới đây để đảm bảo an toàn giao thông?
1. Kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn của xe trước khi tham gia giao thông đường bộ; mang đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật. 2. Kiểm tra việc sắp xếp hàng hóa bảo đảm an toàn; không chở quá số người, chở hành lý, hàng hoá vượt quá khối lượng cho phép hoặc vượt quá khổ giới hạn của xe. 3. Cả hai ý trên.
Câu hỏi 17:
Xe cứu hộ giao thông đường bộ cần thực hiện yêu cầu nào sau đây để bảo đảm trật tự an toàn giao thông?
1. Xe cứu hộ giao thông đường bộ phải có dấu hiệu nhận diện, niêm yết thông tin trên xe, gắn thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe. 2. Phải tuân thủ quy định của pháp luật về khối lượng hàng hóa chuyên chở của xe cứu hộ và khối lượng của xe được cứu hộ ghi trên Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. 3. Cả hai ý trên.
Câu hỏi 18:
Người lái xe kinh doanh vận tải khi thực hiện tốt việc rèn luyện, nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp sẽ thu được kết quả như thế nào dưới đây?
1. Được khách hàng, xã hội tôn trọng; được đồng nghiệp quý mến, giúp đỡ; được doanh nghiệp tin dùng và đóng góp nhiều cho xã hội; thu hút được khách hàng, góp phần quan trọng trong xây dựng thương hiệu, kinh doanh có hiệu quả cao. 2. Được cộng điểm vào giấy phép lái xe. 3. Cả hai ý trên.
Câu hỏi 19:
Khi xuống dốc, muốn dừng xe, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào để bảo đảm an toàn?
1. Có tín hiệu rẽ phải, điều khiển xe sát vào lề đường bên phải; đạp phanh sớm và mạnh hơn lúc dừng xe trên đường bằng để xe đi với tốc độ chậm đến mức dễ dàng dừng lại được; về số 1, đạp 1/2 ly hợp (côn) cho xe đến chỗ dừng; khi xe đã dừng, về số không (N), đạp phanh chân, sử dụng phanh đỗ. 2. Có tín hiệu rẽ phải, điều khiển xe sát vào lề đường bên trái; đạp hết hành trình ly hợp (côn) và nhả bàn đạp ga để xe đi với tốc độ chậm đến mức dễ dàng dừng lại được tại chỗ dừng; khi xe đã dừng, đạp và giữ phanh chân. 3. Có tín hiệu rẽ trái, điều khiển xe sát vào lề đường bên phải; đạp phanh sớm và mạnh hơn lúc dừng xe trên đường bằng để xe đi với tốc độ chậm đến mức dễ dàng dừng lại được; về số không (N) để xe đi đến chỗ dừng, khi xe đã dừng, sử dụng phanh đỗ.
Câu hỏi 20:
Khi điều khiển xe ô tô tới gần xe chạy ngược chiều vào ban đêm, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào để bảo đảm an toàn?
1. Chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần; không nhìn thẳng vào đèn của xe chạy ngược chiều mà nhìn chếch sang phía phải theo chiều chuyển động của xe mình. 2. Chuyển từ đèn chiếu gần sang đèn chiếu xa; không nhìn thẳng vào đèn của xe chạy ngược chiều mà nhìn chếch sang phía phải theo chiều chuyển động của xe mình. 3. Chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần; nhìn thẳng vào đèn của xe chạy ngược chiều để tránh xe bảo đảm an toàn.
Câu hỏi 21:
Khi động cơ xe ô tô đã khởi động, bảng đồng hồ xuất hiện ký hiệu như hình vẽ dưới đây là báo hiệu tình trạng gì của xe ô tô?
1. Đang sử dụng phanh đỗ. 2. Nhiệt độ nước làm mát quá mức cho phép. 3. Cửa xe đang mở.
Câu hỏi 22:
Khi động cơ xe ô tô đã khởi động, bảng đồng hồ xuất hiện ký hiệu như hình vẽ dưới đây là báo hiệu tình trạng gì của xe ô tô?
1. Đang sử dụng phanh đỗ. 2. Thiếu dầu phanh. 3. Nhiệt độ nước làm mát tăng quá mức cho phép. 4. Áp suất dầu ở mức thấp.
Câu hỏi 23:
Khi lái xe ô tô qua đường sắt không có rào chắn, không có người điều khiển giao thông, người lái xe thực hiện thao tác: “giảm tốc độ, dừng lại trước vạch dừng, quan sát cả hai phía, nếu không có tàu đi tới, tăng ga nhẹ vượt qua đường sắt. Nếu thấy có tàu đi tới thì dừng lại trước vạch dừng, chỉ khi tàu đi qua mới được đi” để đảm bảo an toàn là đúng hay không?
1. Không đúng. 2. Đúng. 3. Không cần thiết, vì nếu nhìn thấy tàu còn cách xa, người lái xe có thể tăng số cao, tăng ga để cho xe nhanh chóng vượt qua đường sắt.
Câu hỏi 24:
Khi đi từ đường nhánh ra đường chính, người lái xe phải xử lý như thế nào là đúng?
1. Quan sát, giảm tốc độ, phát tín hiệu, nhường đường cho xe trên đường chính từ bất kỳ hướng nào tới. 2. Nháy đèn, bấm còi để xe đi trên đường chính biết và tăng tốc độ cho xe đi ra đường chính. 3. Quan sát xe đang đi trên đường chính, nếu là xe có kích thước lớn hơn thì nhường đường, xe có kích thước nhỏ hơn thì tăng tốc độ cho xe đi ra đường chính.
Câu hỏi 25:
Khi điều khiển xe mô tô quay đầu, người lái xe cần thực hiện như thế nào để bảo đảm an toàn?
1. Bật tín hiệu báo rẽ trước khi quay đầu, từ từ giảm tốc độ đến mức có thể dừng lại. 2. Chỉ quay đầu xe tại những nơi được phép quay đầu. 3. Quan sát an toàn các phương tiện tới từ phía trước, phía sau, hai bên đồng thời nhường đường cho xe từ bên phải và phía trước đi tới. 4. Cả ba ý trên.
Câu hỏi 26:
Xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nào dưới đây?
1. Kính chắn gió, kính cửa phải là loại kính an toàn, bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển; có đủ hệ thống hãm và hệ thống chuyển hướng có hiệu lực, tay lái xe ô tô ở bên trái của xe, có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật. 2. Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu; có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói, các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định. 3. Cả hai ý trên.
Câu hỏi 27:
Xe ô tô tham gia giao thông trên đường bộ phải có đủ các loại đèn nào dưới đây?
1. Đèn chiếu sáng gần và xa. 2. Đèn soi biển số, đèn báo hãm và đèn tín hiệu. 3. Dàn đèn pha trên nóc xe. 4. Ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 28:
Ắc quy được trang bị trên xe ô tô có tác dụng gì dưới đây?
1. Giúp người lái xe kịp thời tạo xung lực tối đa lên hệ thống phanh trong khoảnh khắc đầu tiên của tình huống khẩn cấp. 2. Ổn định chuyển động của xe ô tô khi đi vào đường vòng. 3. Hỗ trợ người lái xe khởi hành ngang dốc. 4. Để tích trữ điện năng, cung cấp cho các phụ tải khi máy phát chưa làm việc.
Câu hỏi 29:
Nút bấm biểu tượng như hình vẽ trên xe ô tô có ý nghĩa như thế nào?
1. Báo hiệu xin đường cho xe đi thẳng. 2. Báo hiệu hệ thống phanh bị lỗi. 3. Báo hiệu xe đang ở tình huống nguy hiểm. 4. Báo hiệu đến thời gian cần bảo dưỡng.
Câu hỏi 30:
Gặp biển nào xe xích lô được phép đi vào?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Biển 3. 4. Biển 1 và biển 2.
Câu hỏi 31:
Biển nào báo hiệu Đường dành cho xe thô sơ?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Biển 3.
Câu hỏi 32:
Biển nào báo hiệu Giao nhau với đường hai chiều?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Biển 3.
Câu hỏi 33:
Biển nào chỉ dẫn cho người tham gia giao thông biết vị trí và khoảng cách có làn đường cứu nạn hay làn thoát xe khẩn cấp?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Cả hai biển.
Câu hỏi 34:
Biển nào sau đây là biển Dốc lên nguy hiểm?
1. Biển 1. 2. Biển 2.
Câu hỏi 35:
Các biển báo này có ý nghĩa như thế nào?
1. Để báo trước gần tới đoạn đường có hiện tượng đất đá từ trên ta luy dương sụt lở bất ngờ gây nguy hiểm cho xe cộ và người đi đường. 2. Để báo trước nơi có kết cấu mặt đường rời rạc, khi phương tiện đi qua, làm cho các viên đá, sỏi văng lên gây nguy hiểm và mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. 3. Để cảnh báo những đoạn nền đường yếu, đoạn đường đang theo dõi lún mà việc vận hành xe ở tốc độ cao có thể gây nguy hiểm.
Câu hỏi 36:
Biển nào báo hiệu các phương tiện phải đi đúng làn đường quy định và tuân thủ tốc độ tối đa cho phép?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Cả hai biển.
Câu hỏi 37:
Trong các biển dưới đây biển nào là biển Hết tốc độ tối đa cho phép?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Biển 3. 4. Cả ba biển.
Câu hỏi 38:
Biển nào cho phép được quay đầu xe đi theo hướng ngược lại khi đặt biển trước ngã ba, ngã tư?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Biển 3. 4. Không biển nào.
Câu hỏi 39:
Biển nào cho phép quay đầu xe?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Cả hai biển.
Câu hỏi 40:
Tại đoạn đường có cắm biển dưới đây, xe tải và xe khách có được phép đi vào không?
1. Có. 2. Không.
Câu hỏi 42:
Xe nào vượt đúng quy tắc giao thông?
1. Cả hai xe đều đúng. 2. Xe con. 3. Xe khách.
Câu hỏi 43:
Xe nào được quyền đi trước trong trường hợp này?
1. Xe mô tô. 2. Xe con.
Câu hỏi 44:
Trong trường hợp này, thứ tự xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1. Xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, xe con + xe mô tô. 2. Xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, xe con + xe mô tô. 3. Xe mô tô + xe con, xe quân sự đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp.
Câu hỏi 45:
Trong tình huống dưới đây, để tránh xe phía trước bị hỏng đột xuất trên đường, người lái xe phải làm gì?
1. Đánh lái sang trái cho xe vượt qua. 2. Quan sát phía trước, phía sau, khi đủ điều kiện an toàn, bật tín hiệu bằng đèn hoặc còi rồi cho xe chạy vượt qua. 3. Cấm vượt.
Bài thi lý thuyết lái xe hạng D1 bao gồm 45 câu hỏi trắc nghiệm, được phân bổ như sau:
Chương |
Nội dung | Thư viện (câu) | ĐỀ THI (câu) | |
---|---|---|---|---|
1 | Khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ | Khái niệm | 166 | 1 |
Quy tắc | 7 | |||
Tốc độ, khoảng cách | 1 | |||
2 | Nghiệp vụ vận tải | 26 | 1 | |
3 | Văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe | 21 | 1 | |
4 | Kỹ thuật lái xe | 56 | 2 | |
5 | Cấu tạo và sửa chữa | 35 | 1 | |
6 | Biển báo hiệu đường bộ | 182 | 16 | |
7 | Giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông | 114 | 14 | |
8 | Câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng (điểm liệt) | 1 | ||
Tổng | 600 | 45 |
Bạn muốn thi đề khác?
Bạn chắc chắn muốn kết thúc và nộp bài thi?
Hết thời gian làm bài !!!
– Nhấn phím số (1,2,3,4) để chọn đáp án hoặc bỏ chọn
– Nhấn phím mũi tên ( ) để chuyển câu hỏi
– Chọn trực tiếp vào đáp án ở phía dưới câu hỏi
– Bấm nút "Câu trước", "Câu sau" hoặc bấm trực tiếp vào Số của câu hỏi để chuyển câu hỏi
– Nhấn nút KẾT THÚC, chọn OK để kết thúc bài thi và chờ hệ thống chấm điểm
Lần lượt làm từng đề cố định một, chắc đề số 01 thì mới qua đề số 02,…
Với mỗi đề thi, bạn làm đi làm lại nhiều lần và xem lại các câu sai khi kết thúc bài thi.
Xoá kết quả ôn luyện lý thuyết sẽ xoá toàn bộ lịch sử và quá trình ôn tập lý thuyết.
Bạn muốn xoá chứ?