Bài thi lý thuyết hạng D bao gồm 45 câu hỏi trắc nghiệm được chọn ngẫu nhiên từ bộ đề 600 câu hỏi do Bộ Giao thông Vận tải ban hành. Các câu hỏi thuộc các chủ đề như quy tắc giao thông, nghiệp vụ vận tải, đạo đức người lái xe, kỹ thuật lái xe, và cấu tạo, sửa chữa xe. Để vượt qua phần thi này, học viên phải trả lời đúng ít nhất 41/45 câu hỏi trong thời gian quy định là 26 phút.
Họ và tên:
Hạng D - Đề Ngẫu nhiên
Câu hỏi 1:
"Làn đường" là gì?
1. Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, sử dụng cho xe chạy. 2. Là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn. 3. Là đường cho xe ô tô chạy, dừng, đỗ an toàn.
Câu hỏi 2:
Người lái xe được hiểu như thế nào trong các khái niệm dưới đây?
1. Là người điều khiển xe cơ giới. 2. Là người điều khiển xe thô sơ. 3. Là người điều khiển xe có súc vật kéo.
Câu hỏi 3:
Người điều khiển xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy có được phép sử dụng xe để kéo hoặc đẩy các phương tiện khác khi tham gia giao thông không?
1. Được phép. 2. Nếu phương tiện được kéo, đẩy có khối lượng nhỏ hơn phương tiện của mình. 3. Tùy trường hợp. 4. Không được phép.
Câu hỏi 4:
Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được mang, vác vật cồng kềnh hay không?
1. Được mang, vác tùy trường hợp cụ thể. 2. Không được mang, vác. 3. Được mang, vác nhưng phải đảm bảo an toàn. 4. Được mang, vác tùy theo sức khoẻ của bản thân.
Câu hỏi 5:
Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được sử dụng ô khi trời mưa hay không?
1. Được sử dụng. 2. Chỉ người ngồi sau được sử dụng. 3. Không được sử dụng. 4. Được sử dụng nếu không có áo mưa.
Câu hỏi 6:
Người có GPLX hạng C được phép điều khiển loại xe nào dưới đây?
1. Xe ô tô tải có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7.500 kg. 2. Xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7.500 kg. 2. Xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 3.500 kg đến 7.500 kg. 2. Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 7:
Khi tập lái xe ô tô, người tập lái xe phải thực hiện các điều kiện gì dưới đây?
1. Phải thực hành lái xe trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái. 2. Phải mang theo phù hiệu "học viên tập lái xe". 3. Phải mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường còn hiệu lực, Giấy phép vận chuyển (nếu loại xe đó cần phải có). 4. Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 8:
Giấy phép lái xe bị thu hồi trong trường hợp nào?
1. Người được cấp giấy phép lái xe không đủ điều kiện sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với từng hạng giấy phép lái xe. 2. Giấy phép lái xe quá hạn. 2. Giấy phép lái xe bị mất.
Câu hỏi 9:
Người lái xe phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép (có thể dừng lại một cách an toàn) trong trường hợp nào dưới đây?
1. Khi có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường; khi chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế; khi qua nơi đường giao nhau, nơi đường bộ giao nhau với đường sắt; đường vòng; đường có địa hình quanh co, đèo dốc. 2. Khi qua cầu, cống hẹp; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc, khi qua trường học, khu đông dân cư, khu vực đang thi công trên đường bộ; hiện trường xảy ra tai nạn giao thông. 3. Khi điều khiển xe vượt xe khác trên đường quốc lộ, đường cao tốc. 4. Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 10:
Tại ngã ba hoặc ngã tư không có đảo an toàn, người lái xe phải nhường đường như thế nào là đúng trong các trường hợp dưới đây?
1. Nhường đường cho người đi bộ đang đi trên phần đường dành cho người đi bộ sang đường; nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới; nhường đường cho xe ưu tiên, xe đi từ bên phải đến. 2. Nhường đường cho người đi bộ đang đứng chờ đi qua phần đường dành cho người đi bộ sang đường; nhường đường cho xe đi trên đường ngược chiều, đường nhánh từ bất kỳ hướng nào tới; nhường đường cho xe đi từ bên trái đến. 3. Không phải nhường đường.
Câu hỏi 11:
Trên đường bộ (trừ đường cao tốc) ngoài khu vực đông dân cư, đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cư giới loại xe nào dưới đây tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là 50 km/h?
1. Xe ô tô chở người trên 28 chỗ không kể chỗ người lái xe (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc). 2. Xe buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc (trừ ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc xi téc); xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông lưu động). 2. Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông lưu động, ô tô xi téc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc xi téc, ô tô kéo theo rơ moóc xi téc.
Câu hỏi 12:
Tại những đoạn đường không bố trí biển báo hạn chế tốc độ, không bố trí biển báo khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện quy định nào dưới đây để đảm bảo an toàn giao thông?
1. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không hạn chế tốc độ và khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe. 2. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không hạn chế tốc độ và khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe vào ban đêm. 3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe.
Câu hỏi 13:
Khi xe gặp sự cố kỹ thuật trên đường cao tốc, bạn phải xử lý theo thứ tự như thế nào dưới đây để đảm bảo an toàn giao thông?
1. Bật đèn tín hiệu khẩn cấp, dừng xe ngay lập tức và đặt biển báo hiệu nguy hiểm để cảnh báo cho các xe khác. 2. Bật tín hiệu khẩn cấp, lập tức đưa xe vào làn đường xe chạy bên phải trong cùng, đặt biển báo hiệu nguy hiểm để cảnh báo cho các xe khác. 3. Bật đèn tín hiệu khẩn cấp, khi đủ điều kiện an toàn nhanh chóng đưa xe vào làn dừng đỗ khẩn cấp, đặt biển báo hiệu nguy hiểm để cảnh báo cho các xe khác.
Câu hỏi 14:
Khi xuống dốc, muốn dừng xe, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào để đảm bảo an toàn?
1. Có tín hiệu rẽ phải, điều khiển xe sát vào lề đường bên phải; đạp phanh sớm và mạnh hơn lúc dừng xe trên đường bằng để xe đi với tốc độ chậm đến mức dễ dàng dừng lại được; về số 1, đạp nửa ly hợp (côn) cho xe đến chỗ dừng; khi xe đã dừng, về số không (N), đạp phanh chân và kéo phanh tay. 2. Có tín hiệu rẽ phải, điều khiển xe sát vào lề đường bên trái; đạp hết hành trình ly hợp (côn) và nhả bàn đạp ga để xe đi với tốc độ chậm đến mức dễ dàng dừng lại được tại chỗ dừng; khi xe đã dừng, đạp và giữ phanh chân. 3. Có tín hiệu rẽ trái, điều khiển xe sát vào lề đường bên phải; đạp phanh sớm và mạnh hơn lúc dừng xe trên đường bằng để xe đi với tốc độ chậm đến mức dễ dàng dừng lại được; về số không (N) để xe đi đến chỗ dừng, khi xe đã dừng, kéo phanh tay.
Câu hỏi 15:
Khi điều khiển xe tăng số, người lái xe cần chú ý những điểm gì để đảm bảo an toàn?
1. Không được nhìn xuống buồng lái, cần phải tăng thứ tự từ thấp đến cao, phối hợp các động tác phải nhịp nhàng, chính xác. 2. Nhìn xuống buồng lái để biết chính xác vị trí các tay số, cần phải tăng thứ tự từ thấp đến cao, phối hợp các động tác phải nhịp nhàng, vù ga phải phù hợp với tốc độ.
Câu hỏi 16:
Trong các loại nhiên liệu dưới đây, loại nhiên liệu nào giảm thiểu ô nhiễm môi trường?
1. Xăng và dầu diesel. 2. Xăng sinh học và khí sinh học. 3. Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 17:
Khi lái xe ô tô qua đường sắt không có rào chắn, không có người điều khiển giao thông, người lái xe thực hiện thao tác: tạm dừng xe tại vị trí cách đường sắt tối thiểu 5 mét, hạ kính cửa, tắt các thiết bị âm thanh trên xe, quan sát và nếu không có tàu chạy qua thì về số thấp, tăng ga nhẹ để tránh động cơ chết máy cho xe vượt qua để đảm bảo an toàn là đúng hay không?
1. Không đúng. 2. Đúng. 3. Không cần thiết, vì nếu nhìn thấy tàu còn cách xa, người lái xe có thể tăng số cao, tăng ga để cho xe nhanh chóng vượt qua đường sắt.
Câu hỏi 18:
Khi điều khiển xe ô tô có hộp số tự động đi vào đường trơn trượt, lầy lội, người lái xe phải xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn trong các trường hợp dưới đây?
1. Về số thấp, kết hợp phanh chân để giảm tốc độ. 2. Giữ nguyên tay số D, kết hợp phanh tay để giảm tốc độ. 3. Về số N (số 0), kết hợp phanh chân để giảm tốc độ.
Câu hỏi 19:
Khi lùi xe, người lái xe phải xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn giao thông?
1. Quan sát bên trái, bên phải, phía sau xe, có tín hiệu cần thiết và lùi xe với tốc độ phù hợp. 2. Quan sát phía trước xe và lùi xe với tốc độ nhanh. 3. Quan sát bên trái và phía trước của xe và lùi xe với tốc độ nhanh.
Câu hỏi 20:
Gương chiếu hậu của xe mô tô hai bánh, có tác dụng gì trong các trường hợp dưới đây?
1. Để quan sát an toàn phía bên trái khi chuẩn bị rẽ trái. 2. Để quan sát an toàn phía bên phải khi chuẩn bị rẽ phải. 3. Để quan sát an toàn phía sau cả bên trái và bên phải trước khi chuyển hướng. 4. Để quan sát an toàn phía trước cả bên trái và bên phải trước khi chuyển hướng.
Câu hỏi 21:
Hãy nêu công dụng của động cơ xe ô tô?
1. Khi làm việc, nhiệt năng được biến đổi thành cơ năng làm trục khủy động cơ quay, truyền lực đến các bánh xe chủ động tạo ra chuyển động tịnh tiến cho xe ô tô. 2. Khi làm việc, cơ năng được biến đổi thành nhiệt năng và truyền đến các bánh xe chủ động tạo ra chuyển động tịnh tiến cho xe ô tô. 3. Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 22:
Khi động cơ ô tô đã khởi động, bảng đồng hồ xuất hiện ký hiệu như hình vẽ dưới đây không tắt trong thời gian dài, báo hiệu tình trạng như thế nào của xe ô tô?
1. Nhiệt độ nước làm mát động cơ quá ngưỡng cho phép. 2. Áp suất lốp không đủ. 3. Đang hãm phanh tay. 4. Hệ thống lái gặp trục trặc.
Câu hỏi 23:
Biển nào báo hiệu cấm xe mô tô ba bánh đi vào?
1. Biển 1 và 2. 2. Biển 1 và 3. 3. Biển 2 và 3.
Câu hỏi 25:
Gặp biển nào người lái xe không được đỗ xe vào ngày chẵn?
1. Biển 1. 2. Biển 1 và 3. 3. Biển 2 và 3. 4. Biển 3.
Câu hỏi 26:
Biển nào là biển "Cấm xe chở hàng nguy hiểm"?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Biển 3.
Câu hỏi 27:
Ba biển này có hiệu lực như thế nào?
1. Cấm các loại xe ở biển phụ đi vào. 2. Cấm các loại xe cơ giới đi vào trừ loại xe ở biển phụ.
Câu hỏi 29:
Biển nào là biển "Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm"?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Cả 2 biển.
Câu hỏi 30:
Biển nào báo hiệu "Giao nhau có tín hiệu đèn"?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Biển 3. 4. Cả ba biển.
Câu hỏi 31:
Biển nào báo hiệu "Giao nhau với đường không ưu tiên"?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Biển 3.
Câu hỏi 33:
Biển nào sau đây là biển "Kè, vực sâu bên đường phía bên trái"?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Biển 3. 4. Biển 1 và biển 2.
Câu hỏi 34:
Biển nào báo hiệu các phương tiện phải đi đúng làn đường quy định và tuân thủ tốc độ tối đa cho phép?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Cả hai biển.
Câu hỏi 35:
Biển số 3 có ý nghĩa gì?
1. Biển chỉ dẫn khu vực cấm đỗ xe trên các tuyến đường đối ngoại. 2. Biển chỉ dẫn khu vực đỗ xe trên các tuyến đường đối ngoại. 3. Biển hạn chế tốc độ tối đa trong khu vực. 4. Biển chỉ dẫn hết hiệu lực khu vực cấm đỗ xe theo giờ trên các tuyến đường đối ngoại.
Câu hỏi 36:
Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1. Xe tải, xe khách, xe con, mô tô. 2. Xe tải, mô tô, xe khách, xe con. 3. Xe khách, xe tải, xe con, mô tô. 4. Mô tô, xe khách, xe tải, xe con.
Câu hỏi 37:
Xe nào được quyền đi trước?
1. Xe tải. 2. Xe con (B). 3. Xe con (A).
Câu hỏi 38:
Xe kéo nhau như hình này có vi phạm quy tắc giao thông không?
1. Không. 2. Vi phạm.
Câu hỏi 39:
Những hướng nào ô tô tải được phép đi?
1. Cả bốn hướng. 2. Chỉ hướng 1 và 2. 3. Trừ hướng 4.
Câu hỏi 40:
Để điều khiển cho xe đi thẳng, người lái xe phải làm gì là đúng quy tắc giao thông?
1. Nhường xe con rẽ trái trước. 2. Đi thẳng không nhường.
Câu hỏi 41:
Người lái xe điều khiển xe rẽ trái như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1. Rẽ trái ngay trước xe buýt. 2. Rẽ trái trước xe tải. 3. Nhường đường cho xe buýt và xe tải.
Câu hỏi 42:
Theo tín hiệu đèn, xe nào phải dừng lại là đúng quy tắc giao thông?
1. Xe khách, mô tô. 2. Xe tải, mô tô. 3. Xe con, xe tải.
Câu hỏi 43:
Các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào chấp hành đúng quy tắc giao thông?
1. Xe tải, mô tô. 2. Xe khách, mô tô. 3. Xe tải, xe con. 4. Mô tô, xe con.
Câu hỏi 44:
Các xe đi theo thứ tự nào là đúng quy tắc giao thông đường bộ?
1. Xe của bạn, mô tô, xe đạp. 2. Xe mô tô, xe đạp, xe của bạn. 3. Xe đạp, xe mô tô, xe của bạn.
Câu hỏi 45:
Xe nào dừng đúng theo quy tắc giao thông?
1. Xe con. 2. Xe mô tô. 3. Cả 2 xe đều đúng.
Bài thi lý thuyết lái xe hạng D bao gồm 45 câu hỏi trắc nghiệm, được phân bổ như sau:
Chương |
Nội dung | Thư viện (câu) | ĐỀ THI (câu) | |
---|---|---|---|---|
1 | Khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ | Khái niệm | 166 | 1 |
Quy tắc | 7 | |||
Tốc độ, khoảng cách | 1 | |||
2 | Nghiệp vụ vận tải | 26 | 1 | |
3 | Văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe | 21 | 1 | |
4 | Kỹ thuật lái xe | 56 | 2 | |
5 | Cấu tạo và sửa chữa | 35 | 1 | |
6 | Biển báo hiệu đường bộ | 182 | 16 | |
7 | Giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông | 114 | 14 | |
8 | Câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng (điểm liệt) | 1 | ||
Tổng | 600 | 45 |
Bạn muốn thi đề khác?
Bạn chắc chắn muốn kết thúc và nộp bài thi?
Hết thời gian làm bài !!!
– Nhấn phím số (1,2,3,4) để chọn đáp án hoặc bỏ chọn
– Nhấn phím mũi tên ( ) để chuyển câu hỏi
– Chọn trực tiếp vào đáp án ở phía dưới câu hỏi
– Bấm nút "Câu trước", "Câu sau" hoặc bấm trực tiếp vào Số của câu hỏi để chuyển câu hỏi
– Nhấn nút KẾT THÚC, chọn OK để kết thúc bài thi và chờ hệ thống chấm điểm
Lần lượt làm từng đề cố định một, chắc đề số 01 thì mới qua đề số 02,…
Với mỗi đề thi, bạn làm đi làm lại nhiều lần và xem lại các câu sai khi kết thúc bài thi.
Xoá kết quả ôn luyện lý thuyết sẽ xoá toàn bộ lịch sử và quá trình ôn tập lý thuyết.
Bạn muốn xoá chứ?