Bài thi lý thuyết hạng C1 bao gồm 35 câu hỏi trắc nghiệm được chọn ngẫu nhiên từ bộ đề 600 câu hỏi do Cục Cảnh Sát Giao Thông - Bộ Công An phát hành. Các câu hỏi thuộc các chủ đề như quy tắc giao thông, nghiệp vụ vận tải, đạo đức người lái xe, kỹ thuật lái xe, và cấu tạo, sửa chữa xe. Để vượt qua phần thi này, học viên phải trả lời đúng ít nhất 32/35 câu hỏi trong thời gian quy định là 22 phút.
Họ và tên:
Hạng C1 - Đề Ngẫu nhiên
Câu hỏi 1:
Dải phân cách được lắp đặt để làm gì?
1. Để phân chia các làn đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ trên đường cao tốc. 2. Để phân chia phần đường xe chạy thành hai chiều riêng biệt hoặc để phân chia phần đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại xe khác nhau trên cùng một chiều đường. 3. Để phân tách phần đường xe chạy và hành lang an toàn giao thông.
Câu hỏi 2:
Đường cao tốc được hiểu như thế nào là đúng?
1. Là một cấp kỹ thuật của đường bộ, chỉ dành cho một số loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Có dải phân cách phân chia hai chiều xe chạy riêng biệt, không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác, chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định. Có hàng rào bảo vệ, trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình. 2. Là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền các trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của vùng, khu vực.
Câu hỏi 3:
Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, những hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?
1. Thay đổi tốc độ của xe nhiều lần. 2. Điều khiển phương tiện sau 23 giờ trong ngày. 3. Lạng lách, đánh võng, rú ga liên tục.
Câu hỏi 4:
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí nào sau đây?
1. Nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy. 2. Song song cùng chiều với một xe khác đang dừng, đỗ trên đường; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc mà tầm nhìn bị che khuất; bên trái đường một chiều. 3. Cả hai ý trên.
Câu hỏi 5:
Người được chở trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông đường bộ có được sử dụng ô khi trời mưa hay không?
1. Được sử dụng. 2. Chỉ người ngồi sau được sử dụng. 3. Không được sử dụng. 4. Được sử dụng nếu không có áo mưa.
Câu hỏi 6:
Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ và xe cơ giới phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1. Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên trái, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải trong cùng. 2. Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái. 3. Xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng được đi trên tất cả các làn đường.
Câu hỏi 7:
Tại nơi đường giao nhau, người lái xe đang đi trên đường không ưu tiên, đường nhánh phải nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1. Nhường đường cho xe đi ở bên phải mình tới. 2. Nhường đường cho xe đi ở bên trái mình tới. 3. Nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
Câu hỏi 8:
Xe ưu tiên (trừ đoàn xe tang) tham gia giao thông đường bộ khi đi làm nhiệm vụ được quyền ưu tiên nào dưới đây?
1. Không bị hạn chế tốc độ. 2. Được phép đi không phụ thuộc vào tín hiệu đèn giao thông, đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được. 3. Được đi ngược chiều trên làn dừng xe khẩn cấp trên đường cao tốc. 4. Cả ba ý trên.
Câu hỏi 9:
Khi đang lái xe, phía trước có một xe Cảnh sát giao thông không phát tín hiệu ưu tiên, người lái xe có được phép vượt hay không?
1. Không được vượt. 2. Được phép vượt ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường. 3. Được vượt khi bảo đảm an toàn.
Câu hỏi 10:
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định về xe kéo xe, xe kéo rơ moóc và xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc như thế nào dưới đây?
1. Một xe ô tô được kéo theo nhiều xe ô tô hoặc xe máy chuyên dùng khác khi xe được kéo không tự chạy được (trừ trường hợp xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng). 2. Xe được kéo phải có người điều khiển và hệ thống lái của xe đó phải còn hiệu lực; việc nối xe kéo với xe được kéo phải bảo đảm chắc chắn, an toàn; trường hợp hệ thống hãm của xe được kéo không còn hiệu lực thì xe kéo nhau phải nối bằng thanh nối cứng. Phía trước của xe kéo và phía sau của xe được kéo phải có biển báo hiệu, có đèn cảnh báo nhấp nháy màu vàng. 3. Cả hai ý trên.
Câu hỏi 11:
Theo quy định về độ tuổi, người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô chở người giường nằm; các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg phải đủ bao nhiêu tuổi trở lên?
1. 23 tuổi. 2. 24 tuổi. 3. 27 tuổi. 4. 30 tuổi.
Câu hỏi 12:
Người có Giấy phép lái xe hạng D2 được điều khiển loại xe nào dưới đây?
1. Xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg. 2. Xe ô tô chở người trên 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg. 3. Cả hai ý trên.
Câu hỏi 13:
Khi tham gia giao thông trên đoạn đường không có biển báo cự ly tối thiểu giữa hai xe, trong điều kiện mặt đường khô ráo, không có sương mù, mặt đường không trơn trượt, địa hình bằng phẳng, đường thẳng, tầm nhìn bảo đảm, xe cơ giới đang chạy với tốc độ từ trên 100 km/h đến 120 km/h, người lái xe phải giữ khoảng cách an toàn với xe đang chạy liền trước tối thiểu là bao nhiêu?
1. 55 m. 2. 70 m. 3. 100 m.
Câu hỏi 14:
Việc lưu hành xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam, xe cơ giới nước ngoài do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch được quy định như như thế nào?
1. Phải chấp hành quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Việt Nam. Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo điều ước quốc tế đó. 2. Tham gia giao thông đúng trong phạm vi, tuyến đường, thời gian đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép. 3. Xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải phải đi theo đoàn và có người, phương tiện hỗ trợ, hướng dẫn giao thông. 4. Cả ba ý trên.
Câu hỏi 15:
Người lái xe kinh doanh vận tải khi thực hiện tốt việc rèn luyện, nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp sẽ thu được kết quả như thế nào dưới đây?
1. Được khách hàng, xã hội tôn trọng; được đồng nghiệp quý mến, giúp đỡ; được doanh nghiệp tin dùng và đóng góp nhiều cho xã hội; thu hút được khách hàng, góp phần quan trọng trong xây dựng thương hiệu, kinh doanh có hiệu quả cao. 2. Được cộng điểm vào giấy phép lái xe. 3. Cả hai ý trên.
Câu hỏi 16:
Khi đèn pha của xe đi ngược chiều gây chói mắt, làm giảm khả năng quan sát trên đường, người lái xe xử lý như thế nào dưới đây để bảo đảm an toàn?
1. Giảm tốc độ, giữ vững tay lái, nhìn chếch sang lề đường bên phải. 2. Bật đèn pha chiếu xa và giữ nguyên tốc độ. 3. Tăng tốc độ, bật đèn pha đối diện xe phía trước.
Câu hỏi 17:
Để tránh đổ, ngã khi điều khiển xe mô tô hai bánh ở nơi đường xấu, nhỏ và hẹp, người lái xe cần xử lý như thế nào?
1. Đi ở tốc độ thấp, quan sát liên tục khoảng cách từ 05 m đến 10 m phía trước để điều chỉnh sớm hướng di chuyển. 2. Trong quá trình di chuyển không nên dùng phanh trước tránh làm khóa bánh dẫn hướng. 3. Không được lắc người sang trái hoặc phải nhiều, trọng tâm cơ thể cần trùng với trọng tâm của xe. 4. Cả ba ý trên.
Câu hỏi 18:
Biển nào báo hiệu cấm xe mô tô ba bánh chở hàng đi qua?
1. Biển 1 và biển 2. 2. Biển 1 và biển 3. 3. Biển 2 và biển 3.
Câu hỏi 19:
Biển số 3 có ý nghĩa như thế nào?
1. Cấm các loại xe có tải trọng toàn bộ trên 10 tấn đi qua. 2. Hạn chế khối lượng hàng hóa chở trên xe. 3. Hạn chế tải trọng trên trục xe.
Câu hỏi 20:
Biển nào không có hiệu lực đối với xe ô tô tải không kéo moóc?
1. Biển 1 và biển 2. 2. Biển 2 và biển 3. 3. Biển 1 và biển 3. 4. Cả ba biển.
Câu hỏi 21:
Biển này có ý nghĩa như thế nào?
1. Cấm ô tô buýt. 2. Cấm xe ô tô khách. 3. Cấm xe ô tô con.
Câu hỏi 22:
Biển nào báo hiệu Cửa chui?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Biển 3.
Câu hỏi 23:
Biển nào báo hiệu Giao nhau với đường ưu tiên?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Biển 3. 4. Cả ba biển.
Câu hỏi 24:
Biển nào dưới đây báo hiệu gần đến đoạn đường thường có trẻ em đi ngang qua?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Biển 3. 4. Cả ba biển.
Câu hỏi 25:
Biển báo này có ý nghĩa như thế nào?
1. Để báo trước gần tới đoạn đường có hiện tượng đất đá từ trên ta luy dương sụt lở bất ngờ gây nguy hiểm cho xe cộ và người đi đường. 2. Để báo trước nơi có kết cấu mặt đường rời rạc, khi phương tiện đi qua, làm cho các viên đá, sỏi văng lên gây nguy hiểm và mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. 3. Để cảnh báo những đoạn nền đường yếu, đoạn đường đang theo dõi lún mà việc vận hành xe ở tốc độ cao có thể gây nguy hiểm.
Câu hỏi 26:
Biển nào báo hiệu Đường phía trước có làn đường dành cho ô tô khách?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Biển 3.
Câu hỏi 27:
Gặp biển báo này, người tham gia giao thông phải xử lý như thế nào?
1. Dừng xe tại khu vực có trạm Cảnh sát giao thông. 2. Tiếp tục lưu thông với tốc độ bình thường. 3. Phải giảm tốc độ đến mức an toàn và không được vượt khi đi qua khu vực này.
Câu hỏi 28:
Trên đường cao tốc, gặp biển nào người lái xe phải chú ý đổi hướng đi khi sắp vào đường cong nguy hiểm?
1. Biển 1 và biển 2. 2. Biển 1 và biển 3. 3. Biển 2. 4. Biển 3.
Câu hỏi 29:
Theo hướng mũi tên, những hướng nào xe gắn máy được phép đi?
1. Cả ba hướng. 2. Chỉ hướng 1 và 3. 3. Chỉ hướng 1.
Câu hỏi 30:
Xe nào vượt đúng quy tắc giao thông?
1. Cả hai xe đều đúng. 2. Xe con. 3. Xe khách.
Câu hỏi 31:
Xe kéo nhau như hình này có vi phạm quy tắc giao thông không?
1. Không. 2. Vi phạm.
Câu hỏi 32:
Theo hướng mũi tên, thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1. Xe con (A), xe mô tô, xe con (B), xe đạp. 2. Xe con (B), xe đạp, xe mô tô, xe con (A). 3. Xe con (A), xe con (B), xe mô tô + xe đạp. 4. Xe mô tô + xe đạp, xe con (A), xe con (B).
Câu hỏi 33:
Trong tình huống dưới đây, để tránh xe phía trước bị hỏng đột xuất trên đường, người lái xe phải làm gì?
1. Đánh lái sang trái cho xe vượt qua. 2. Quan sát phía trước, phía sau, khi đủ điều kiện an toàn, bật tín hiệu bằng đèn hoặc còi rồi cho xe chạy vượt qua. 3. Cấm vượt.
Câu hỏi 34:
Xe nào phải nhường đường trong trường hợp này?
1. Xe đi ngược chiều. 2. Xe của bạn.
Câu hỏi 35:
Các xe đi theo thứ tự nào là đúng quy tắc giao thông đường bộ?
1. Xe tải, xe đạp, xe của bạn. 2. Xe của bạn, xe đạp, xe tải. 3. Xe của bạn, xe tải, xe đạp.
Bài thi lý thuyết lái xe hạng C1 bao gồm 35 câu hỏi trắc nghiệm, được phân bổ như sau:
Chương |
Nội dung | Thư viện (câu) | ĐỀ THI (câu) | |
---|---|---|---|---|
1 | Khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ | Khái niệm | 166 | 1 |
Quy tắc | 7 | |||
Tốc độ, khoảng cách | 1 | |||
2 | Nghiệp vụ vận tải | 26 | 1 | |
3 | Văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe | 21 | 1 | |
4 | Kỹ thuật lái xe | 56 | 2 | |
5 | Cấu tạo và sửa chữa | 35 | 1 | |
6 | Biển báo hiệu đường bộ | 182 | 10 | |
7 | Giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông | 114 | 10 | |
8 | Câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng (điểm liệt) | 1 | ||
Tổng | 600 | 35 |
Bạn muốn thi đề khác?
Bạn chắc chắn muốn kết thúc và nộp bài thi?
Hết thời gian làm bài !!!
– Nhấn phím số (1,2,3,4) để chọn đáp án hoặc bỏ chọn
– Nhấn phím mũi tên ( ) để chuyển câu hỏi
– Chọn trực tiếp vào đáp án ở phía dưới câu hỏi
– Bấm nút "Câu trước", "Câu sau" hoặc bấm trực tiếp vào Số của câu hỏi để chuyển câu hỏi
– Nhấn nút KẾT THÚC, chọn OK để kết thúc bài thi và chờ hệ thống chấm điểm
Lần lượt làm từng đề cố định một, chắc đề số 01 thì mới qua đề số 02,…
Với mỗi đề thi, bạn làm đi làm lại nhiều lần và xem lại các câu sai khi kết thúc bài thi.
Xoá kết quả ôn luyện lý thuyết sẽ xoá toàn bộ lịch sử và quá trình ôn tập lý thuyết.
Bạn muốn xoá chứ?