Bài thi lý thuyết hạng BE bao gồm 45 câu hỏi trắc nghiệm được chọn ngẫu nhiên từ bộ đề 600 câu hỏi do Bộ Giao thông Vận tải ban hành. Các câu hỏi thuộc các chủ đề như quy tắc giao thông, nghiệp vụ vận tải, đạo đức người lái xe, kỹ thuật lái xe, và cấu tạo, sửa chữa xe. Để vượt qua phần thi này, học viên phải trả lời đúng ít nhất 41/45 câu hỏi trong thời gian quy định là 26 phút.
Họ và tên:
Hạng BE - Đề Ngẫu nhiên
Câu hỏi 1:
Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?
1. Đỗ xe trên đường phố. 2. Sử dụng xe đạp đi trên các tuyến quốc lộ có tốc độ cao. 3. Làm hỏng (cố ý) cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách. 4. Sử dụng còi và quay đầu xe trong khu dân cư.
Câu hỏi 2:
Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy có bị nghiêm cấm hay không?
1. Bị nghiêm cấm. 2. Không bị nghiêm cấm. 3. Không bị nghiêm cấm, nếu có chất ma túy ở mức nhẹ, có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Câu hỏi 3:
Theo Luật phòng chống tác hại của rượu, bia đối tượng nào dưới đây bị cấm sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông?
1. Người điều khiển: xe ô tô, me mô tô, xe đạp, xe gắn máy. 2. Người ngồi phía sau người điều khiển xe cơ giới. 3. Người đi bộ. 4. Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 4:
Việc sản xuất, mua bán, sử dụng biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng được quy định như thế nào trong Luật Giao thông đường bộ?
1. Được phép sản xuất, sử dụng khi bị mất biển số. 2. Được phép mua bán, sử dụng khi bị mất biển số. 3. Nghiêm cấm sản xuất, mua bán, sử dụng trái phép.
Câu hỏi 5:
Ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, đường cao tốc, đường hẹp, đường dốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có được quay đầu xe hay không?
1. Được phép. 2. Không được phép. 3. Tùy từng trường hợp.
Câu hỏi 6:
Bạn đang lái xe, phía trước có một xe cảnh sát giao thông không phát tín hiệu ưu tiên bạn có được phép vượt hay không?
1. Không được vượt. 2. Được vượt khi đang đi trên cầu. 3. Được phép vượt khi đi qua nơi giao nhau có ít phương tiện cùng tham gia giao thông. 4. Được vượt khi đảm bảo an toàn.
Câu hỏi 7:
Khi điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy, những hành vi buông cả hai tay; sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác; sử dụng chân chống của xe quệt xuống đường khi xe đang chạy có được phép hay không?
1. Được phép. 2. Tùy trường hợp. 3. Không được phép.
Câu hỏi 8:
Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông có được mang, vác vật cồng kềnh hay không?
1. Được mang, vác tùy trường hợp cụ thể. 2. Không được mang, vác. 3. Được mang, vác nhưng phải đảm bảo an toàn. 4. Được mang, vác tùy theo sức khoẻ của bản thân.
Câu hỏi 9:
Người đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì được điều khiển các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg?
1. 19 tuổi. 2. 20 tuổi. 2. 21 tuổi.
Câu hỏi 10:
Người có GPLX hạng D2 được phép điều khiển loại xe nào dưới đây?
1. Xe ô tô chở người trên 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe). 2. Xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe). 2. Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 11:
Khi gặp hiệu lệnh như dưới đây của cảnh sát giao thông thì người tham gia giao thông phải đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1. Người tham gia giao thông ở các hướng đối diện cảnh sát giao thông được đi, các hướng khác cần phải dừng lại. 2. Người tham gia giao thông được rẽ phải theo chiều mũi tên màu xanh ở bục cảnh sát giao thông. 3. Người tham gia giao thông ở các hướng đều phải dừng lại trừ các xe đã ở trong khu vực giao nhau. 4. Người ở hướng đối diện cảnh sát giao thông phải dừng lại, các hướng khác được đi trong đó có bạn.
Câu hỏi 12:
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trong hầm đường bộ ngoài việc phải tuân thủ các quy tắc giao thông đường bộ theo quy định, còn phải tuân thủ nhũng quy tăc giao thống nào dưới đây?
1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bật đèn chiếu gần; xe thô sơ phải bật đèn hoặc có vật phát sáng báo hiệu; không dùng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ; trường hợp gặp sự cố kỹ thuật hoặc bất khả kháng khác buộc phải dừng xe, đỗ xe, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải đưa xe vào vị trí dừng xe, đo xe khẩn cấp, nếu không di chuyển được, phải có báo hiệu bằng đèn khẩn cấp và đặt biển hoặc đèn cảnh báo về phía sau xe khoảng cách bảo đảm an toàn. 2. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải bât đèn chiếu xa; được dừng xe, đỗ xe khi cần thiết 2. Phải cho xe chạy trên một làn đường và chỉ chuyên làn ở nơi được phép; được quay đầu xe, lùi xe khi cần thiết.
Câu hỏi 13:
Trên đường bộ (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư, đường đôi, xe mô tô hai bánh, ô tô chở người đến 28 chỗ tham gia giao thông vói tốc độ tối đa cho phép là bao nhiêu?
1. 60 km/h. 2. 50 km/h. 2. 40 km/h.
Câu hỏi 14:
Trên đường bộ (trừ đường cao tốc) ngoài khu vực đông dân cư, đường đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên, loại xe nào dưới đây tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là 60 km/h?
1. Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông lưu động, ô tô xi téc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc xi téc, ô tô kéo theo rơ moóc xi téc. 2. Xe ô tô chở người trên 28 chỗ không kể chỗ người lái xe (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc). 2. Xe buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc (trừ ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc xi téc); xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông lưu động).
Câu hỏi 15:
Trên đường bộ (trừ đường cao tốc) ngoài khu vực đông dân cư đường hai chiều, đường một chiều có một làn xe cơ giới, loại xe nào dưới đây tham gia giao thông với tốc độ tối đa cho phép là 80 km/h?
1. Xe ô tô chở người trên 28 chỗ không kể chỗ người lái xe (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn trừ ô tô xi téc). 2. Xe buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc (trừ ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc xi téc); xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông lưu động). 2. Xe ô tô chở người đến 28 chỗ không kể chỗ của người lái xe (trừ xe buýt), ô tô tải có trọng tải không lớn hơn 3,5 tấn.
Câu hỏi 16:
Khi điều khiển xe chạy với tốc độ dưới 60 km/h, người lái xe phải điều khiển xe như thế nào để đảm bảo khoảng cách an toàn với xe chạy liền trước xe mình?
1. Giữ, khoảng cách an toàn với xe đang chạy liền trước tối thiểu 45 mét. 2. Giữ,khoảng cách an toàn với xe đang chạy liền trước tối thiểu 50 mét. 2. Chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tể.
Câu hỏi 17:
Khi gặp xe buýt đang dừng đón, trả khách, người điều khiển xe mô tô phải xử lý như thế nào dưới đây để đảm bảo an toàn giao thông?
1. Tăng tốc độ để nhanh chóng vượt qua bến đỗ. 2. Giảm tốc độ đến mức an toàn có thể và quan sát người qua đường và từ từ vượt qua xe buýt. 3. Yêu cầu phải dừng lại phía sau xe buýt chờ xe rời bến mới đi tiếp.
Câu hỏi 18:
Khi vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, người lái xe phải thực hiện các quy định nào dưới đây?
1. Xe vận chuyển phải phù hợp với loại hàng, kích thước, khối lượng của hàng và phải có giấy phép lưu hành xe do cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp; xe phải chạy với tốc độ quy định trong giấy phép và phải có báo hiệu kích thước của hàng; trường hợp cần thiết, phải có người, phương tiện hỗ trợ theo quy định. 2. Xe vận chuyển phải là xe chuyên dùng và phải có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; xe phải chạy với tốc độ phù hợp quy định và tốc độ quy định trên biển báo hiệu đường bộ; trường hợp cần thiết, phải có người, phương tiện hỗ trợ theo quy định.
Câu hỏi 19:
Khi tránh nhau trên đường hẹp, người lái xe cần phải chú ý những điểm nào để đảm bảo an toàn giao thông?
1. Không nên đi cố vào đường hẹp; xe đi ở phía sườn núi nên dừng lại trước để nhường đường; khi dừng xe nhường đường phải đỗ ngay ngắn. 2. Trong khi tránh nhau không nên đổi số; khi tránh nhau ban đêm, phải tắt đèn pha bật đèn cốt. 3. Khi tránh nhau ban đêm, phải thường xuyên bật đèn pha tắt đèn cốt. 4. Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 20:
Khi xuống dốc, muốn dừng xe, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào để đảm bảo an toàn?
1. Có tín hiệu rẽ phải, điều khiển xe sát vào lề đường bên phải; đạp phanh sớm và mạnh hơn lúc dừng xe trên đường bằng để xe đi với tốc độ chậm đến mức dễ dàng dừng lại được; về số 1, đạp nửa ly hợp (côn) cho xe đến chỗ dừng; khi xe đã dừng, về số không (N), đạp phanh chân và kéo phanh tay. 2. Có tín hiệu rẽ phải, điều khiển xe sát vào lề đường bên trái; đạp hết hành trình ly hợp (côn) và nhả bàn đạp ga để xe đi với tốc độ chậm đến mức dễ dàng dừng lại được tại chỗ dừng; khi xe đã dừng, đạp và giữ phanh chân. 3. Có tín hiệu rẽ trái, điều khiển xe sát vào lề đường bên phải; đạp phanh sớm và mạnh hơn lúc dừng xe trên đường bằng để xe đi với tốc độ chậm đến mức dễ dàng dừng lại được; về số không (N) để xe đi đến chỗ dừng, khi xe đã dừng, kéo phanh tay.
Câu hỏi 21:
Khi điều khiển xe ô tô gặp mưa to hoặc sương mù, người lái xe phải làm gì để đảm bảo an toàn?
1. Bật đèn chiếu gần và đèn vàng, điều khiển gạt nước, điều khiển ô tô đi với tốc độ chậm để có thể quan sát được; tìm chỗ an toàn dừng xe, bật đèn dừng khẩn cấp báo hiệu cho các xe khác biết. 2. Bật đèn chiếu xa và đèn vàng, điều khiển gạt nước, tăng tốc độ điều khiển ô tô qua khỏi khu vực mưa hoặc sương mù. 3. Tăng tốc độ, bật đèn pha vượt qua xe chạy phía trước.
Câu hỏi 22:
Điều khiển xe ô tô trong trời mưa, người lái xe phải xử lý như thế nào để đảm bảo an toàn?
1. Giảm tốc độ, tăng cường quan sát, không nên phanh gấp, không nên tăng ga hay đánh vô lăng đột ngột, bật đèn pha gần, mở chế độ gạt nước ở chế độ phù hợp để đảm bảo quan sát. 2. Phanh gấp khi xe đi vào vũng nước và tăng ga ngay sau khi ra khỏi vũng nước. 3. Bật đèn chiếu xa, tăng tốc độ điều khiển ô tô qua khỏi khu vực mưa.
Câu hỏi 23:
Gạt nước lắp trên ô tô phải đảm bảo yêu cầu an toàn kỹ thuật nào dưới đây?
1. Đầy đủ số lượng, lắp đặt chắc chắn, hoạt động bình thường. 2. Lưỡi gạt không quá mòn, diện tích quét đảm bảo tầm nhìn của người lái. 3. Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 24:
Đèn phanh trên xe mô tô có tác dụng gì dưới đây?
1. Có tác dụng cảnh báo cho các xe phía sau biết xe đang giảm tốc để chủ động tránh hoặc giảm tốc để tránh va chạm. 2. Có tác dụng định vị vào ban đêm với các xe từ phía sau tới để tránh va chạm. 3. Cả ý 1 và ý 2.
Câu hỏi 25:
Khi động cơ ô tô đã khởi động, bảng đồng hồ xuất hiện ký hiệu như hình vẽ dưới đây, báo hiệu tình trạng như thế nào của xe ô tô?
1. Báo hiệu hệ thống chống bó cứng khi phanh bị lỗi. 2. Áp suất lốp không đủ. 3. Đang hãm phanh tay. 4. Sắp hết nhiên liệu.
Câu hỏi 26:
Biển nào dưới đây xe gắn máy được phép đi vào?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Cả hai biển.
Câu hỏi 27:
Khi gặp biển nào thì xe mô tô hai bánh được đi vào?
1. Không biển nào. 2. Biển 1 và 2. 3. Biển 2 và 3. 4. Cả ba biển.
Câu hỏi 28:
Biển nào cấm ô tô tải vượt?
1. Biển 1. 2. Biển 1 và 2. 3. Biển 1 và 3. 4. Biển 2 và 3.
Câu hỏi 29:
Biển báo này có ý nghĩa như thế nào?
1. Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm cho các phương tiện là 70 km/h. 2. Tốc độ tối thiểu cho phép về ban đêm cho các phương tiện là 70 km/h.
Câu hỏi 30:
Biển nào báo hiệu khoảng cách thực tế từ nơi đặt biển đến nơi cần cự ly tối thiểu giữa hai xe?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Cả hai biển.
Câu hỏi 31:
Biển này có ý nghĩa gì?
1. Cấm dừng xe về hướng bên trái. 2. Cấm đỗ xe và cấm dừng xe theo hướng bên phải. 3. Được phép đỗ xe và dừng xe theo hướng bên phải.
Câu hỏi 32:
Biển nào dưới đây là biển "Kè, vực sâu phía trước"?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Biển 3.
Câu hỏi 33:
Biển nào đặt trên đường chính trước khi đến nơi đường giao nhau để rẽ vào đường cụt?
1. Biển 1 và 2. 2. Cả ba biển. 3. Không biển nào.
Câu hỏi 34:
Biển nào chỉ dẫn cho người đi bộ sử dụng hầm chui qua đường?
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Cả hai biển. 4. Không biển nào.
Câu hỏi 35:
Biển nào báo hiệu "Tuyến đường cầu vượt cắt qua"?
1. Biển 1 và 2. 2. Biển 1 và 3. 3. Biển 2 và 3.
Câu hỏi 36:
Biển này có ý nghĩa gì?
1. Bắt đầu đường cao tốc. 2. Chỉ dẫn địa giới đường cao tốc, chiều dài đường cao tốc. 3. Tên và ký hiệu đường cao tốc, giá trị hạn chế tốc độ tối đa và tối thiểu. 4. Cả ý 1 và ý 3.
Câu hỏi 37:
Vạch kẻ đường nào dưới đây là vạch phân chia các làn xe cùng chiều?
1. Vạch 1. 2. Vạch 2. 3. Vạch 3. 4. Vạch 1 và 2.
Câu hỏi 38:
Vạch kẻ đường nào dưới đây là vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), xe không được lấn làn, không được đè lên vạch?
1. Vạch 1. 2. Vạch 2. 3. Vạch 3. 4. Cả 3 vạch.
Câu hỏi 39:
Khi gặp vạch kẻ đường nào các xe được phép đè vạch?
1. Vạch 1. 2. Vạch 2. 3. Vạch 3. 4. Vạch 1 và vạch 3.
Câu hỏi 40:
Xe nào được quyền đi trước trong trường hợp này?
1. Mô tô. 2. Xe cứu thương.
Câu hỏi 41:
Theo tín hiệu đèn, xe nào được quyền đi là đúng quy tắc giao thông?
1. Xe khách, mô tô. 2. Xe con, xe tải. 3. Xe tải, mô tô.
Câu hỏi 42:
Theo tín hiệu đèn, xe tải đi theo hướng nào là đúng quy tắc giao thông?
1. Hướng 2, 3, 4. 2. Chỉ hướng 1. 3. Hướng 1 và 2. 4. Hướng 3 và 4.
Câu hỏi 43:
Trong trường hợp này, thứ tự xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
1. Xe công an, xe quân sự, xe con + mô tô. 2. Xe quân sự, xe công an, xe con + mô tô. 3. Xe mô tô + xe con, xe quân sự, xe công an.
Câu hỏi 44:
Các xe đi theo hướng mũi tên, xe nào vi phạm quy tắc giao thông?
1. Xe tải, xe con. 2. Xe khách, xe con. 3. Xe khách, xe tải.
Câu hỏi 45:
Trong tình huống dưới đây, xe con màu vàng vượt xe con màu đỏ là đúng quy tắc giao thông hay không?
1. Đúng. 2. Không đúng.
Bài thi lý thuyết lái xe hạng BE bao gồm 45 câu hỏi trắc nghiệm, được phân bổ như sau:
Chương |
Nội dung | Thư viện (câu) | ĐỀ THI (câu) | |
---|---|---|---|---|
1 | Khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ | Khái niệm | 166 | 1 |
Quy tắc | 7 | |||
Tốc độ, khoảng cách | 1 | |||
2 | Nghiệp vụ vận tải | 26 | 1 | |
3 | Văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe | 21 | 1 | |
4 | Kỹ thuật lái xe | 56 | 2 | |
5 | Cấu tạo và sửa chữa | 35 | 1 | |
6 | Biển báo hiệu đường bộ | 182 | 16 | |
7 | Giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông | 114 | 14 | |
8 | Câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng (điểm liệt) | 1 | ||
Tổng | 600 | 45 |
Bạn muốn thi đề khác?
Bạn chắc chắn muốn kết thúc và nộp bài thi?
Hết thời gian làm bài !!!
– Nhấn phím số (1,2,3,4) để chọn đáp án hoặc bỏ chọn
– Nhấn phím mũi tên ( ) để chuyển câu hỏi
– Chọn trực tiếp vào đáp án ở phía dưới câu hỏi
– Bấm nút "Câu trước", "Câu sau" hoặc bấm trực tiếp vào Số của câu hỏi để chuyển câu hỏi
– Nhấn nút KẾT THÚC, chọn OK để kết thúc bài thi và chờ hệ thống chấm điểm
Lần lượt làm từng đề cố định một, chắc đề số 01 thì mới qua đề số 02,…
Với mỗi đề thi, bạn làm đi làm lại nhiều lần và xem lại các câu sai khi kết thúc bài thi.
Xoá kết quả ôn luyện lý thuyết sẽ xoá toàn bộ lịch sử và quá trình ôn tập lý thuyết.
Bạn muốn xoá chứ?