Phần mềm thi thử lý thuyết lái xe mới nhất 2023

Họ và tên:

Hạng A1 - Đề Ngẫu nhiên

Câu hỏi 2:

Người điều khiển xe mô tô, ô tô, máy kéo trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn có bị nghiêm cấm không?

1. Bị nghiêm cấm. 2. Không bị nghiêm cấm. 3. Không bị nghiêm cấm, nếu nồng độ cồn trong máu ở mức nhẹ, có thể điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Giải thích: Trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn bị nghiêm cấm.

Câu hỏi 3:

Người điều khiển xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy có được phép sử dụng xe để kéo hoặc đẩy các phương tiện khác khi tham gia giao thông không?

1. Được phép. 2. Nếu phương tiện được kéo, đẩy có khối lượng nhỏ hơn phương tiện của mình. 3. Tùy trường hợp. 4. Không được phép.
Giải thích: Xe mô tô không được kéo xe khác.

Câu hỏi 4:

Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, người điều khiển phương tiện phải nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

1. Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải. 2. Xe báo hiệu xin đường trước, xe đó được đi trước. 3. Phải nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.
Giải thích: Giao nhau không có vòng xuyến thì nhường xe đến từ bên phải.

Câu hỏi 6:

Khi tham gia giao thông trên đoạn đường không có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe", với điều kiện mặt đường khô ráo, xe cơ giới đang chạy với tốc độ từ trên 80 km/h đến 100 km/h, người lái xe phải giữ khoảng cách an toàn với xe đang chạy liền trước tối thiểu là bao nhiêu?

1. 35 m. 2. 55 m. 3. 70 m.
Giải thích: Khoảng cách an toàn: 60km/h: 35m; 60 đến 80km/h: 55m; 80 đến 100km/h: 70m; 100 đến 120km/h: 100m.

Câu hỏi 8:

Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được lái xe liên tục quá bao nhiêu giờ trong trường hợp nào dưới đây?

1. Không quá 4 giờ. 2. Không quá 6 giờ. 3. Không quá 8 giờ. 4. Liên tục tùy thuộc vào sức khỏe và khả năng của người lái xe.
Giải thích: Không lái xe liên tục quá 4 giờ.

Câu hỏi 10:

Hình nào dưới đây biểu hiện hàng chuyên chở là chất lỏng?

Câu hỏi thi lý thuyết lái xe
1. Hình 1. 2. Hình 2.
Giải thích: Hình 1 là hàng dễ vỡ; Hình 2 là hàng chất lỏng.

Câu hỏi 11:

Người lái xe cố tình không phân biệt làn đường, vạch phân làn, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, đường một chiều được coi là hành vi nào trong các hành vi dưới đây?

1. Là bình thường. 2. Là thiếu văn hóa giao thông. 3. Là có văn hóa giao thông.

Câu hỏi 12:

Khi lái xe ô tô qua đường sắt không có rào chắn, không có người điều khiển giao thông, người lái xe thực hiện thao tác: tạm dừng xe tại vị trí cách đường sắt tối thiểu 5 mét, hạ kính cửa, tắt các thiết bị âm thanh trên xe, quan sát và nếu không có tàu chạy qua thì về số thấp, tăng ga nhẹ để tránh động cơ chết máy cho xe vượt qua để đảm bảo an toàn là đúng hay không?

1. Không đúng. 2. Đúng. 3. Không cần thiết, vì nếu nhìn thấy tàu còn cách xa, người lái xe có thể tăng số cao, tăng ga để cho xe nhanh chóng vượt qua đường sắt.
Giải thích: Lái xe ô tô qua đường sắt không rào chắn thì cách 5 mét hạ kính cửa, tắt âm thanh, quan sát.

Câu hỏi 13:

Xe ô tô tham gia giao thông trên đường bộ phải có đủ các loại đèn gì dưới đây?

1. Đèn chiếu sáng gần và xa. 2. Đèn soi biển số, đèn báo hãm và đèn tín hiệu. 3. Dàn đèn pha trên nóc xe. 4. Cả ý 1 và ý 2.

Câu hỏi 15:

Niên hạn sử dụng của xe ô tô tải (tính bắt đầu từ năm sản xuất) là bao nhiêu năm?

1. 15 năm. 2. 20 năm. 3. 25 năm.
Giải thích: Niên hạn ô tô tải là 25 năm.

Câu hỏi 16:

Biển nào cấm xe taxi mà không cấm các phương tiện khác?

Câu hỏi thi lý thuyết lái xe
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Không biển nào.

Câu hỏi 17:

Gặp biển nào người lái xe không được đỗ xe vào ngày chẵn?

Câu hỏi thi lý thuyết lái xe
1. Biển 1. 2. Biển 1 và 3. 3. Biển 2 và 3. 4. Biển 3.
Giải thích: Biển 1: P.301a “Cấm đỗ xe” bất kỳ ngày nào; Biển 2: P301b “Cấm đỗ xe” vào ngày lẻ; Biển 3: P301c “Cấm đỗ xe” vào ngày chẵn. Nên biển 1 và biển 3 là cấm đỗ xe ngày chẵn.

Câu hỏi 18:

Biển nào báo hiệu sắp đến chỗ giao nhau nguy hiểm?

Câu hỏi thi lý thuyết lái xe
1. Biển 1. 2. Biển 1 và 2. 3. Biển 2 và 3. 4. Cả ba biển.
Giải thích: Biển 1: W.210 “Giao nhau với đường sắt có rào chắn”; Biển 2: W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên”; Biển 3: W.209 “Giao nhau có tín hiệu đèn”.

Câu hỏi 19:

Biển nào báo hiệu nguy hiểm giao nhau với đường sắt?

Câu hỏi thi lý thuyết lái xe
1. Biển 1 và 2. 2. Biển 1 và 3. 3. Biển 2 và 3. 4. Cả ba biển.
Giải thích: Biển 1: W.210 “Giao nhau với đường sắt có rào chắn”; Biển 2: W.234 “Giao nhau với đường hai chiều”; Biển 3: W.242a “Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ”.

Câu hỏi 20:

Gặp biển báo dưới đây, người lái xe có bắt buộc phải chạy vòng theo đảo an toàn theo hướng mũi tên khi muốn chuyển hướng hay không?

Câu hỏi thi lý thuyết lái xe
1. Bắt buộc. 2. Không bắt buộc.

Câu hỏi 21:

Biển nào dưới đây chỉ dẫn địa giới hành chính giữa các thành phố, tỉnh, huyện?

Câu hỏi thi lý thuyết lái xe
1. Biển 1. 2. Biển 2. 3. Biển 3.

Câu hỏi 22:

Xe nào đỗ vi phạm quy tắc giao thông?

Câu hỏi thi lý thuyết lái xe
1. Chỉ mô tô. 2. Chỉ xe tải. 3. Cả ba xe. 4. Chỉ mô tô và xe tải.
Giải thích: Xe tải đậu trái đường; Xe con và mô tô đậu xe đè vạch nên cả 3 xe vi phạm.

Câu hỏi 23:

Xe nào được quyền đi trước trong trường hợp này?

Câu hỏi thi lý thuyết lái xe
1. Mô tô. 2. Xe con.
Giải thích: Thứ tự ưu tiên: Xe ưu tiên - Đường ưu tiên - Bên phải trống - Rẽ phải - Đi thẳng - Rẽ trái.
Xe mô tô rẽ trái từ đường ưu tiên vào đường ưu tiên (theo biển báo và biển phụ) nên được quyền đi trước.

Câu hỏi 24:

Xe nào phải nhường đường là đúng quy tắc giao thông?

Câu hỏi thi lý thuyết lái xe
1. Xe A. 2. Xe B.
Giải thích: Xe xuống dốc A phải nhường đường cho xe đang lên dốc B.

Câu hỏi 25:

Bạn xử lý như thế nào trong trường hợp này?

Câu hỏi thi lý thuyết lái xe
1. Tăng tốc độ và đi thẳng qua ngã tư. 2. Dừng xe trước vạch dừng. 3. Giảm tốc độ và đi thẳng qua ngã tư.
Giải thích: Trước mặt là Biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên” nên bạn phải giảm tốc độ, quan sát nhường đường ưu tiên nếu có và đi qua ngã tư.
Thời gian còn lại Thời gian
:
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

Các bài ôn luyện khác có thể bạn quan tâm